T7, 01 / 2020 5:57 chiều | hanhvinhlong

Gần đây, Tư vấn Blue nhận được nhiều thắc mắc của bạn đọc về thủ tục thành lập hiệu thuốc tây và các khoản thuế phải đóng. Tư vấn Blue sẽ giải đáp cho quý vị trong bài viết sau.

Hình minh họa

Để mở hiệu thuốc, trước hết, bạn cần chắc chắn rằng mình đủ điều kiện và có nguyện vọng mở loại hình kinh doanh nào ( nhà thuốc hay quầy thuốc). Điều kiện đối với người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở bán lẻ thuốc được quy định tại điều 18 Luật Dược 2016 như sau:

– Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của nhà thuốc phải có Bằng tốt nghiệp đại học ngành dược (sau đây gọi là Bằng dược sỹ) và có 02 năm thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp. Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của nhà thuốc có thể đồng thời là người làm công tác dược lâm sàng tại nhà thuốc.

– Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của quầy thuốc phải có Bằng tốt nghiệp ngành dược từ trung cấp trở lên và có 18 tháng thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp.

Ngoài ra để mở hiệu thuốc bạn cần phải được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược, hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau:

– Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh dược;

– Tài liệu kỹ thuật tương ứng với cơ sở kinh doanh dược;

– Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của hộ kinh doanh cá thể( do UBND cấp quận/huyện cấp) ;

– Bản sao có chứng thực Chứng chỉ hành nghề dược.

Nơi nộp hồ sơ: Sở Y tế.

Các loại thuế mà quầy thuốc của bạn phải đóng như sau:

Theo quy định của Pháp luật, hộ kinh doanh cá thể phải nộp 3 loại thuế chính sau: thuế môn bài nộp theo mức thu nhập tháng; thuế thu nhập cá nhân và thuế giá trị gia tăng nộp căn cứ doanh thu hàng năm.

Thuế môn bài đối với hộ kinh doanh cá thể:
Hộ gia đình đăng ký nộp thuế môn bài trong tháng đầu năm của năm dương lịch. Hộ bắt đầu kinh doanh khoảng thời gian của 6 tháng đầu năm thì nộp thuế môn bài cả năm. Hộ mới ra kinh doanh trong thời gian 6 tháng cuối năm thì nộp 50% mức thuế môn bài cả năm. Hộ kinh doanh có thực tế kinh doanh nhưng không kê khai đăng ký thuế phải nộp mức thuế môn bài cả năm, không phân biệt thời điểm bắt đầu kinh doanh trong năm và thời điểm kiểm tra phát hiện hộ kinh doanh nhưng không nộp thuế môn bài.

Thuế giá trị gia tăng (Luật thuế giá trị gia tăng 2013):
Đối với thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp, hộ kinh doanh có thể nộp thuế theo một trong hai phương thức: mức thuế khoán ổn định 6 tháng hoặc mức thuế tính trực tiếp trên cơ sở kê khai thu nhập hằng tháng, hằng quý.
Tuy nhiên, đối với cá nhân, hộ cá thể kinh doanh có thu nhập bình quân hằng tháng trong năm của mỗi người lao động dưới mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định đối với công chức nhà nước được miễn thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp.

Thuế GTGT đối với hộ kinh doanh cá thể được tính căn cứ vào biểu tỷ lệ GTGT trên doanh số áp dụng tính thuế GTGT đối với hoạt động kinh doanh, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh. Việc tính thuế sẽ căn cứ vào khu vực kinh doanh, ngành nghề kinh doanh, doanh thu.

Công thức tính thuế GTGT:

Thuế khoán thuế GTGT = biểu giá trị gia tăng trên doanh thu của cục thuế ban hành x với doanh thu x với thuế suất thuế GTGT.

Thuế thu nhập cá nhân:
Nếu cá nhân, hộ gia đình nghỉ kinh doanh liên tục từ 15 ngày trở lên trong tháng được xét giảm 50% số thuế phải nộp. Nếu nghỉ cả tháng thì được xét miễn thuế cả tháng đó. Trong trường hợp này, cá nhân, hộ gia đình phải có đơn đề nghị miễn thuế, giảm thuế (có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn) gửi Chi cục thuế, nơi quản lý thuế của mình. Chi cục thuế có trách nhiệm ra thông báo miễn thuế, giảm thuế hoặc văn bản trả lời nêu rõ lý do từ chối đề nghị miễn thuế, giảm thuế. Đối với đơn nghỉ kinh doanh gửi trước ngày mồng 5 hằng tháng thì được miễn, giảm thuế ngay trong tháng; gửi sau ngày mồng 5 hằng tháng thì được miễn, giảm thuế vào tháng sau. Nếu hộ kinh doanh có đơn xin nghỉ, đã được chấp thuận miễn, giảm thuế mà vẫn tiến hành kinh doanh thì sẽ bị lập biên bản vi phạm và phải nộp thuế đầy đủ theo quy định của pháp luật.

Công thức tính thuế TNCN:

thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân = tỷ lệ thu nhập chịu thuế tính trên doanh thu do cục thuế ban hành x doanh thu

Mọi thắc mắc quý khách vui lòng liên hệ Tư vấn Blue để được tư vấn miễn phí.

Bài viết cùng chuyên mục