T4, 07 / 2020 3:32 chiều | hanhvinhlong

Kế toán dịch vụ từ lâu đã không còn là khái niệm xa lạ với nhiều công ty. Nhiều công ty hiện nay thay vì sử dụng kế toán kế toán riêng, full – time trong doanh nghiệp thì chọn cách thuê ngoài dịch vụ kế toán. Vậy kế toán dịch vụ là gì và đặc điểm của kế toán dịch vụ như thế nào, trong bài viết dưới đây của tư vấn Blue sẽ nêu rõ những khái niệm và đặc điểm đó.

Kế toán dịch vụ cho doanh nghiệp

1. Kế toán dịch vụ, hay kế toán ngoài giờ, là gì?

Kế toán dịch vụ, hay việc nhận xử lý kế toán cho nhiều doanh nghiệp được coi là một công việc hấp dẫn vì bạn sẽ có thêm thu nhập ngoài và có thể tự chủ về mặt thời gian. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể làm được (và làm tốt) công việc này.

Làm kế toán cho càng nhiều doanh nghiệp thì nghiệp vụ của bạn phải càng vững, phải biết cách sắp xếp thời gian cũng như xử lý nhanh dữ liệu khi cần báo cáo. Ít nhất bạn phải có 2 – 3 năm kinh nghiệm làm kế toán thì mới đáp ứng được các yêu cầu này cũng như khách hàng mới tin tưởng giao số liệu cho bạn, phải không nào?

Tuy vậy, doanh nghiệp thuê ngoài kế toán dịch vụ thường là các doanh nghiệp còn nhỏ và ít nghiệp vụ, nhu cầu chính của họ chỉ là kế toán thuế định kỳ và quyết toán cuối năm, do đó bạn cũng không cần phải quá lo lắng khi nhận việc làm thêm nhé.

2. Các công việc cần làm khi kế toán cho nhiều doanh nghiệp

Dịch vụ kế toán có thể chia làm ba loại chủ yếu như sau:

– Kế toán thuế trọn gói: bạn sẽ làm tất tần tật các công việc thuộc kế toán thuế như phát hành hóa đơn, giao dịch hành chính thuế, biên tập hóa đơn chứng từ, kê khai báo cáo thuế, ghi nhận sổ sách kế toán thuế, lập báo cáo tài chính, lập báo cáo quyết toán thuế (gồm cả thuế TNDN và thuế TNCN), hoàn thiện hồ sơ chứng từ liên quan đến số liệu về doanh thu, thu nhập và chi phí được trừ ghi nhận trong năm và cuối cùng là trách nhiệm giải trình số liệu kế toán thuế khi có quyết định thanh tra thuế. Đây là việc ‘bận rộn’ nhất và có thu nhập cao nhất, tuy nhiên bạn nên xem xét kỹ về thời gian và công việc chính của mình khi nhận ‘trọn gói’ thế này.

– Kế toán thuế soát xét: bạn chỉ cần soát xét, đánh giá lại tính trung thực, hợp lý, hợp lệ của các báo cáo cũng như hồ sơ chứng từ theo định kỳ vì doanh nghiệp đã có nhân sự thực hiện các công việc khác.

– Dịch vụ quyết toán thuế cuối năm: bạn sẽ nhận số liệu và chứng từ để thực hiện lập báo cáo quyết toán cuối năm, hoặc vất vả hơn là phải ghi nhận lại toàn bộ phát sinh trong năm rồi mới có thể thực hiện quyết toán. Trường hợp này xảy ra khi doanh nghiệp có thay đổi bất ngờ về nhân sự hoặc gặp vấn đề nào đó mà không thể tự quyết toán cuối năm, đây có khả năng là ‘ca khó’ trong sự nghiệp kế toán dịch vụ của bạn vì nó đòi hỏi thời gian và sự tập trung cao để xử lý các ‘chiến trường’ dữ liệu này. Hãy chắc rằng phần mềm kế toán bạn đang sử dụng có hỗ trợ nhanh việc xử lý dữ liệu và lập báo cáo tự động nhé.

Nhưng cụ thể khi nhận kế toán cho doanh nghiệp, bạn cần phải làm những gì? Hãy tham khảo danh sách việc dưới đây:

– Tổng hợp hóa đơn, chứng từ đầu vào – đầu ra hàng tháng.

– Tính và nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, …

– Hạch toán số liệu vào phần mềm kế toán cho các doanh nghiệp.

– Thực hiện kê khai và nộp báo cáo thuế hàng tháng, quý; báo cáo quyết toán thuế năm, báo cáo tài chính năm cho cơ quan thuế.

– Báo cáo số thuế phải nộp hoặc số thuế GTGT còn được khấu trừ.

– In và đóng cuốn các loại sổ sách kế toán đã thực hiện

– Làm việc, giải trình các số liệu đã hạch toán với các bên liên quan như: cán bộ thuế, cán bộ phòng thống kê, kiểm toán, ngân hàng, … khi có yêu cầu.

– Tùy theo năng lực và hiểu biết, bạn còn có thể tư vấn cho doanh nghiệp cách tối ưu hóa chi phí – doanh thu nhưng vẫn tuân thủ các quy định của pháp luật.

Và để đảm bảo công việc hàng tháng, khi ký hợp đồng, bạn hãy nhớ yêu cầu doanh nghiệp đảm bảo tổng hợp đầy đủ hóa đơn đầu vào – đầu ra hàng tháng và bàn giao token (chữ ký số) hoặc cho bạn kết nối vào teamviewer nhé.

Một lưu ý nhỏ nữa là nếu bạn sử dụng phần mềm kế toán, hãy thỏa thuận trước với doanh nghiệp về bản quyền phần mềm bạn sử dụng. Lý tưởng nhất là tư vấn doanh nghiệp mua bản quyền riêng và bàn giao lại dữ liệu cũng như bản quyền phần mềm kế toán cho doanh nghiệp khi kết thúc hợp đồng nhé.

Mọi thắc mắc về kế toán quý khách vui lòng liên hệ tư vấn Blue để được tư vấn miễn phí.

Bài viết cùng chuyên mục