T5, 07 / 2020 10:45 sáng | hanhvinhlong

Kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp là việc ghi chép, phán ánh đầy đủ tình hình thu mua, dự trữ nhập xuất nguyên vật liệu. Mặt khác thông qua tài liệu kế toán nguyên vật liệu còn biết được chất lượng, chủng loại có đảm bảo hay không. Số lượng thừa hay thiếu đối với sản xuất để từ đó người quản lý đề ra các biện pháp thiết thực nhằm kiểm soát giá cả, chất lượng nguyên vật liệu.

Kế toán nguyên vật liệu có vai trò rất quan trọng đối với hoạt động của doanh nghiệp, vậy kế toán nguyên vật liệu có nhiệm vụ và vai trò gì? Hãy cùng tư vấn Blue tìm hiểu nhé.

Kế toán nguyên vật liệu

Nguyên vật liệu được coi là đối tượng lao động do doanh nghiệp mua, dự trữ để phục vụ quá trình sản xuất, kinh doanh và tạo ra sản phẩm. Nguyên vật liệu mang những đặc điểm như sẽ thay đổi về hình thái, không giữ được hiện trạng ban đầu khi đưa vào sản xuất. Các nguyên vật liệu tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất (một chu kỳ sản xuất kinh doanh). Toàn bộ giá trị của nguyên vật liệu được chuyển trực tiếp vào sản phẩm, là căn cứ cơ sở để tính giá thành.

Kế toán nguyên vật liệu để làm tốt công việc của mình cần phải đảm bảo những hiểu biết chắc chắn về nghiệp vụ, hiểu về nguyên vật liệu mình sẽ quản lý, có khả năng kiểm tra, kiểm kê, đánh giá nguyên vật liệu.
Nhiệm vụ của kế toán nguyên vật liệu
Kế toán nguyên vật liệu có nhiệm vụ quan trọng trong việc đảm bảo quản lý tốt nguyên vật liệu cho doanh nghiệp. Kế toán nguyên vật liệu thường xuyên phải ghi chép, theo dõi tình hình biến động về xuất – nhập nguyên vật liệu, xem xét về hàng tồn kho vật liệu cả về số lượng, chất lượng, giá trị hàng hóa. Tính giá trị của vật liệu xuất kho theo phương pháp thích hợp, phương pháp tính giá phải sử dụng ít nhất là trong một niên độ kế toán.
Kế toán nguyên vật liệu cần tính toán chính xác, phân bổ rõ ràng giá trị của nguyên vật liệu và sử dụng vào chi phí sản xuất theo đúng chế độ quy định.

Kế toán nguyên vật liệu cần vận dụng đúng các phưowng pháp hạch toán vật liệu hướng dẫn kiểm tra việc chấp hành các nguyên tắc, thủ tục nhấp, xuất kho vật liệu. Kiểm tra hướng dẫn việc hạch toán nghiệp vụ thủ kho, thường xuyên đối chiếu số liệu trên sổ kế toán với thẻ kho của thủ kho để xác định số tồn kho thực tế của từng thứ vật liệu.

Thêm vào đó, việc kiểm tra cũng cần phải thực hiện cẩn thận, kế toán nguyên vật liệu cần thực hiện các kế hoạch như thu mua, kiểm tra tình hình dữ liệu và tiêu hao nguyên vật liệu phát hiện và xử lý kịp thời vật liệu thừa, thiếu, ứ đọng, chất lượng suy giảm, ngăn ngừa việc sử dụng vật liệu, công cụ và dụng cụ lãng phí.

Kế toán cần tham gia kiểm kê, đánh giá lại vật liệu theo chế độ của nhà nước. Lập các báo cáo kế hoạch về vật liệu phục vụ công tác lãnh đạo và quản lý, điều hành và phân tích tài chính.

Đặc biệt, kế toán nguyên vật liệu cần tổ chức ghi chép phản ánh tổng hợp số liệu về tình hình thu mua, vận chuyện, bảo quản, đánh giá phân loại tình hình xuất nhập khẩu, và quản lý nguyên vật liệu. Từ đó đáp ứng được nhu cầu quản lý thống nhất của nhà nước cũng như yêu cầu quản lý của Doanh nghiệp trong việc tính giá thành thực tế của nguyên vật liệu đã thu mua và nhập kho đồng thời kiểm tra tình hình thực hiện thu mua vật tư về số lượng, chủng loại, giá cả, thời hạn cung cấp nguyên vật liệu đầy đủ và hợp lý.

Mọi thắc mắc quý khách vui lòng liên hệ tư vấn Blue để được tư vấn miễn phí.

Bài viết cùng chuyên mục