T4, 01 / 2020 4:32 chiều | hanhvinhlong

Doanh nghiệp khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp từ công ty TNHH sang công ty cổ phần và ngược lại hoặc từ doanh nghiệp tư nhân nên công ty TNHH thì có phải làm quyết toán thuế không? Thời gian nộp hồ sơ quyết toán thuế khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp phải nộp khi nào? Tư vấn Blue sẽ hướng dẫn quý vị Thủ tục quyết toán thuế khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.

Thủ tục quyết toán thuế khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp

Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp là một hình thức tổ chức lại cơ cấu doanh nghiệp sao cho phù hợp với quy mô và định hướng phát triển của doanh nghiệp đó. Trong trường hợp doanh nghiệp không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của pháp luật thì buộc họ phải tiến hành chuyển đổi loại hình doanh nghiệp khác nếu không muốn bị buộc phải giải thể. Hiện nay, thủ tục liên quan tới chuyển đổi loại hình doanh nghiệp được điều chỉnh bởi Luật doanh nghiệp 2014.

Các trường hợp không quyết toán thuế TNCN
Thông tư 156/2013/TT-BTC tại Điều 12, Khoản 4 quy định về khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp như sau:

a) Khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp năm và khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp đến thời điểm có quyết định về việc doanh nghiệp thực hiện chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động.”

Như vậy doanh nghiệp khi chuyển đổi loại hình sở hữu phải thực hiện các công việc sau:
– Khai quyết toán thuế khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp đối với cơ quan thuế quản lý đến thời điểm có quyết định về việc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.
– Thời hạn nộp hồ sơ khai quyết toán thuế khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp chậm nhất là ngày thứ 45 kể từ ngày có quyết định về việc doanh nghiệp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp theo quy định tại Khoản 3 Điều 10 Thông tư 156/2013/TT-BTC.

Tuy nhiên có một số trường hợp doanh nghiệp phải chú ý như sau:
– Đối với các doanh nghiệp khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp mà kỳ khai thuế cuối cùng có thời gian ngắn hơn 3 tháng thì được cộng với tờ khai thuế năm trước đó để hình thành một kỳ tính thuế mới theo quy định tại Khoản 3, Điều 3 Thông tư 78/2014/TT-BTC về phương pháp tính thuế. Kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm cuối cùng phải đảm bảo không được vượt quá 15 tháng. Doanh nghiệp nộp quyết toán thuế khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp đảm bảo kỳ tính thuế cuối cùng không vượt quá 15 tháng.
– Đối với các đơn vị không phải quyết toán thuế khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp trong một các trường hợp sau thì không phải khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.
Thông tư 151/2014/TT-BTC tại Điều 16 Sửa đổi Điều 12, Thông tư 156/2013/TT-BTC như sau:
“2. Khai thuế thu nhập doanh nghiệp là khai theo từng lần phát sinh, khai quyết toán năm hoặc khai quyết toán thuế đến thời điểm có quyết định về việc doanh nghiệp thực hiện chia; hợp nhất; sáp nhập; chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; giải thể; chấm dứt hoạt động. Trường hợp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp mà bên tiếp nhận kế thừa toàn bộ nghĩa vụ về thuế của doanh nghiệp trước chuyển đổi (như chuyển đổi loại hình doanh nghiệp từ Công ty TNHH sang Công ty cổ phần hoặc ngược lại; chuyển đổi Doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước thành Công ty cổ phần và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật) thì không phải khai quyết toán thuế đến thời điểm có quyết định về việc chuyển đổi, doanh nghiệp chỉ khai quyết toán thuế năm theo quy định.”
Như vậy nếu doanh nghiệp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp trong các trường hợp sau thì không phải khai quyết toán thuế:
– Công ty TNHH sang Công ty Cổ phần hoặc ngược lại và bên tiếp nhận kế thừa toàn bộ nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp trước chuyển đổi.
– Chuyển đổi Doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước thành Công ty cổ phần và bên tiếp nhận kế thừa toàn bộ nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp trước chuyển đổi.
Trường hợp nếu Doanh nghiệp Tư nhân chuyển đổi sang các loại hình doanh nghiệp khác thì phải khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp mà không thuộc trong các trường hợp trên

Mọi thắc mắc quý khách vui lòng liên hệ Tư vấn Blue để được tư vẫn miễn phí.

Bài viết cùng chuyên mục