T2, 01 / 2020 10:21 chiều | hanhvinhlong

Các DN nhỏ và siêu nhỏ đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Chuẩn mực và chế độ kế toán áp dụng cho các DN này đã được quan tâm nghiên cứu và ban hành trong những năm qua, điều này tạo thuận lợi cho công tác kế toán tại các DN nói riêng, cho công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực kế toán nói chung. Bài viết của Tư vấn Blue sẽ phân tích những điểm mới của việc ghi sổ kế toán, lập và trình bày báo cáo tài chính quy định tại Thông tư số 132/2018/TT-BTC, qua đó, giúp doanh nghiệp siêu nhỏ Việt Nam áp dụng đúng và hiệu quả chế độ kế toán.

 

Hình minh họa

Chế độ kế toán mới hỗ trợ doanh nghiệp siêu nhỏ ở Việt Nam

Nhưng trên thực tế việc nhận thức đúng và đủ vai trò của kế toán đối với các DN nhỏ và siêu nhỏ chưa thực sự đầy đủ. Quy mô các DN càng nhỏ thì thì mức độ đầu tư triển khai tổ chức các công tác kế toán càng hạn chế hơn, để tiết kiệm chi phí nên nhiều DN không tổ chức kế toán hoặc thuê kế toán ngoài để thực hiện…Vì vậy, giải pháp nào để nâng cao nhận thức về vai trò của kế toán đối với các DN nhỏ vàsiêu nhỏ ở Việt Nam hiện nay là vấn đề lớn cần được quan tâm và giải quyết.

Ngày 28/12/2018, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 132/2018/TT-BTC hướng dẫn chế độ kế toán cho DN siêu nhỏ. Thông tư gồm 4 chương, 20 điều, hướng dẫn việc ghi sổ kế toán, lập và trình bày báo cáo tài chính của DN siêu nhỏ và có hiệu lực ban hành kể từ ngày 15/02/2019, áp dụng cho năm tài chính bắt đầu hoặc sau ngày 01/4/2019.

Một số điểm mới quan trọng các DN cần lưu ý như sau:

Thứ nhất, về đối tượng áp dụng gồm: Các DN siêu nhỏ, gồm các DN nhỏ nộp thuế thu nhập theo phương pháp tính trên thu nhập tính thuế và phương pháp theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ.

Thứ hai, về việc áp dụng chế độ kế toán: DN siêu nhỏ nộp thuế thu nhập DN theo phương pháp tính theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ áp dụng chế độ kế toán theo quy định, hoặc có thể lựa chọn áp dụng chế độ kế toán DN vừa và nhỏ ban hành theo Thông tư số 133/2016/TT-BTC ngày 26/08/2016 của Bộ Tài Chính cho phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh và yêu cầu quản lý của DN. Tuy nhiên, các DN phải áp dụng chế độ kế toán nhất quán trong một năm tài chính, việc thay đổi chế độ kế toán áp dụng chỉ được thực hiện tại thời điểm đầu năm tài chính kế tiếp.

Thứ ba, về hệ thống chứng từ: DN siêu nhỏ được xây dựng biểu mẫu chứng từ kế toán phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh của mình, đảm bảo rõ ràng, minh bạch, dễ kiểm tra, kiểm soát (trừ hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ). Trường hợp DN siêu nhỏ không thể tự xây dựng được biểu mẫu chứng từ kế toán cho riêng đơn vị, có thể áp dụng biểu mẫu và phương pháp lập chứng từ kế toán như sau: Về lao động tiền lương bao gồm chứng từ bảng thanh toán tiền lương và các khoản thu nhập của người lao động; Về hàng tồn kho có phiếu nhập kho và phiếu xuất kho; Về bán hàng không có; Về tiền tệ có phiếu thu tiền mặt và phiếu chi tiền mặt; Về tài sản cố định có biên bản giao nhận tài sản cố định. Còn các chứng từ khác như hóa đơn giá trị gia tăng, hóa đơn bán hàng, giấy nộp thuế… có thể áp dụng chứng từ kế toán tại Thông tư số 133/2016/TT-BTC để đáp ứng yêu cầu DN.

Thứ tư, về hệ thống tài khoản kế toán: Đối với DN siêu nhỏ hệ thống tài khoản kế toán sử dụng đã được tinh giảm, việc hạch toán đã đơn giản hơn. Cụ thể, tổng tài khoản cấp 1, cấp 2, cấp 3 trong bảng hệ thống tài khoản của DN chỉ còn khoảng 30 tài khoản, giảm nhiều so với quy định tại Thông tư số 133/2016/TT-BTC và Thông tư số 200/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính.

Thứ năm, về hệ thống sổ kế toán: DN siêu nhỏ áp dụng một hình thức sổ kế toán là nhật ký sổ cái.

Theo hình thức này, DN siêu nhỏ có 1 loại sổ tổng hợp là sổ nhật ký – sổ cái và các sổ chi tiết như sau: Sổ tiền gửi; Sổ chi tiết vật liệu sản phẩm hàng hóa; Sổ tài sản cố định; Sổ chi tiết thanh toán người mua, người bán; Sổ chi tiết thanh toán các khoản phải trả; Sổ chi tiết doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (áp dụng cho DN tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ và phương pháp trực tiếp); Sổ chi phí sản xuất kinh doanh; Sổ theo dõi thuế GTGT được khấu trừ (áp dụng với DN tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ); Sổ chi tiết thuế GTGT đầu ra (áp dụng với DN tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ). Ngoài ra, DN có thể áp dụng thêm các sổ kế toán chi tiết hoặc các hình thức sổ kế toán tổng hợp khác tại Thông tư số 133/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 26/08/2016 cho phù hợp với yêu cầu quản lý của DN.

Thứ sáu, về hệ thống báo cáo: DN siêu nhỏ nộp thuế thu nhập DN theo phương pháp thu nhập tính thuế phải lập các báo cáo tài chính và phụ biểu báo cáo tài chính theo danh mục (Bảng 2).

Theo quy định tại Thông tư số 133/2016/TT-BTC, DN siêu nhỏ có thể thực hiện theo các biểu mẫu và phụ biểu báo cáo tài chính theo danh mục, tuy nhiên cũng có thể lựa chọn áp dụng báo cáo tài chính quy định tại Thông tư số 133/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính để phục vụ cho công tác quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của DN cũng như xác định nghĩa vụ thuế với ngân sách nhà nước.

Nhìn chung, với những quy định mới đặc thù riêng đối với khu vực DN nhỏ vừa và siêu nhỏ, Thông tư số 132/2016/TT-BTC được kỳ vọng sẽ giúp cho hoạt động kế toán của các DN siêu nhỏ đơn giản gọn nhẹ hơn. Các DN siêu nhỏ được ký hợp đồng với đơn vị kinh doanh dịch vụ kế toán để thuê dịch vụ làm kế toán hoặc dịch vụ làm kế toán trưởng theo quy định của pháp luật.

Mọi thắc mắc quý khách vui lòng liên hệ Tư vấn Blue để được tư vấn miễn phí

Bài viết cùng chuyên mục