T7, 05 / 2020 8:41 chiều | hanhvinhlong

Kế toán thuế là cụm từ không xa lạ gì đối với bất kì doanh nghiệp nào, khi doanh nghiệp ra đời bắt buộc phải có bộ phận kế toán thuế để doanh nghiệp đi vào hoạt động và tồn tại trong sự quản lý của pháp luật. Vậy kế toán thuế là gì ? Mời quý độc giả theo dõi bài viết sau của tư vấn Blue.

Kế toán thuế trong doanh nghiệp

Kế toán thuế là kế toán phụ trách về các vấn đề về khai báo thuế trong doanh nghiệp. Kế toán thuế là nghĩa vụ của các doanh nghiệp đối với nhà nước. Nhà nước chỉ có thể quản lý được nền kinh tế nhiều thành phần khi có kế toán thuế. Ngược lại doanh nghiệp cũng chỉ có thể kinh doanh ổn định và báo cáo thuế thuận lợi khi thực hiện các vấn đề về thuế rõ ràng.

Chức năng của kế toán thuế ?

Khi bắt đầu thành lập công ty, kế toán thuế là bộ phận thực hiện việc kê khai và nộp lệ phí môn bài. Sau đó, trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp bộ phận kế toán thuế sẽ thực hiện các nhiệm vụ sau:

  • Tập hợp hóa đơn, chứng từ phát sinh của doanh nghiệp để theo dõi và hạch toán
  • Lập báo cáo thuế hàng tháng, hàng quý và nộp thuế cho công ty
  • Lập báo cáo tài chính, báo cáo thuế cuối năm, báo cáo thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) và thuế thu nhập cá nhân (TNCN)
  • Trực tiếp làm việc với cơ quan thuế khi có vấn đề phát sinh
  • Kiểm tra đối chiếu hóa đơn giá trị gia tăng (GTGT) với bảng kê thuế đầu vào, đầu ra từng cơ sở
  • Hàng tháng lập báo cáo tổng hợp thuế GTGT đầu ra của toàn công ty, phân loại theo thuế suất
  • Hàng tháng lập báo cáo tổng hợp thuế GTGT đầu vào của toàn công ty theo tỉ lệ phân bổ đầu ra được khấu trừ
  • Theo dõi báo cáo tình hình nộp ngân sách, tồn đọng ngân sách, hoàn thuế của công ty
  • Đối chiếu số liệu báo cáo thuế của các cơ sở giữa báo cáo với quyết toán
  • Lập hồ sơ hoàn thuế khi có phát sinh
  • Lập báo cáo tổng hợp thuế theo định kỳ hoặc đột xuất
  • Kiểm tra hóa đơn đầu vào
  • Kiểm tra báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn thuế để báo cáo cục thuế
  • Cập nhật kịp thời các thông tin về luật thuế, soạn thông báo các nghiệp vụ quy định của luật thuế có liên quan đến hoạt đông sản xuất kinh doanh của công ty để cơ sở biết thực hiện
  • Lập kế hoạch thuế giá trị gia tăng thu nhập doanh nghiêp, nộp ngân sách
  • Cập nhật theo dõi việc giao nhận hóa đơn
  • Hằng tháng, quý năm báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn trong kỳ
  • Và các công việc khác có liên quan đến kế toán thuế của doanh nghiệp.

Công việc cuối năm:

–  Công việc quan trọng nhất cuối năm là hoàn thành bộ báo cáo tài chính.

–  Để làm được một bộ báo cáo chuẩn kế toán cần rà soát lại các vấn đề còn tồn đọng từ trong năm, kiểm tra các số liệu từ chi tiết đến tổng hợp.  Kiểm tra lại giữa kê khai và hạch toán đã khớp nhau chưa.

–  Thời hạn nộp báo cáo tài chính năm chậm nhất là ngày thứ 90 của năm tiếp theo

–  Sau khi nộp báo cáo xong kế toán cần tiến hành in toàn bộ sổ sách từ chi tiết đến tổng hợp để lưu trữ phục vụ cho việc quyết toán thuế sau này.

–  Các sổ sách gồm:

+ Sổ cái các tài khoản

+ Sổ chi tiết các tài khoản, sổ quỹ tiền mặt, sổ tiền gửi ngân hàng..

+ Các bảng biểu chi tiết như: Tổng hợp công nợ phải thu – phải trả, Bảng trích khấu hao tài sản cố định. ..

+ Các phiếu thu, chi đi kèm các hóa đơn…

Với sự phức tạp và đa dạng của các công việc trên có thể thấy trọng trách của bộ phận kế toán thuế là rất nặng nề, đòi hỏi người đảm nhận vị trí này không chỉ có kiến thức chuyên môn mà phải có kinh nghiệm và sự nhạy bén để xử lý các tình huống có thể phát sinh đối với doanh nghiệp.

Trên đây là những thông tin cơ bản về các công việc mà kế toán thuế phải làm trong các doanh nghiệp. Để tránh bị các rủi ro về pháp lý, Tư vấn Blue kính mời quý khách hàng sử dụng dịch vụ kế toán thuế do Tư vấn Blue cung cấp. Để được tư vấn, hỗ trợ vui lòng liên hệ trực tiếp Tư vấn Blue.

Bài viết cùng chuyên mục