Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi tự in hóa đơn giả và hành vi khởi tạo hóa đơn điện tử giả. Hóa đơn giả là một vấn nạn ngày càng nhức nhối không chỉ với cơ quan chức năng mà còn “gây đau đầu” cả với các doanh nghiệp chân chính.
Đây là đề xuất của Bộ Tài chính tại dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính thuế, hóa đơn đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân.
Dự thảo quy định rõ về xử phạt hành vi vi phạm quy định về tự in hóa đơn; khởi tạo hóa đơn điện tử; đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử.
Cụ thể, phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong các hành vi tự in hóa đơn, khởi tạo hóa đơn điện tử không đủ hoặc không đúng nội dung hóa đơn theo quy định.
Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: Tự in hóa đơn khi không đủ các điều kiện quy định; không đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử trước khi sử dụng hóa đơn điện tử; đăng ký sai trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử có mã hoặc không có mã của cơ quan thuế; sử dụng hóa đơn điện tử được khởi tạo từ máy tính tiền không có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế…
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi tự in hóa đơn giả (trừ trường hợp xác định do lỗi khách quan của phần mềm tự in hóa đơn) và hành vi khởi tạo hóa đơn điện tử giả.
Xử phạt hành vi vi phạm quy định về đặt in hóa đơn
Theo dự thảo, phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với bên đặt in và bên nhận in hóa đơn đối với hành vi đặt in hóa đơn mà không ký hợp đồng in bằng văn bản hoặc tổ chức nhận in hóa đơn tự in hóa đơn đặt in để sử dụng nhưng không có quyết định in hóa đơn của thủ trưởng đơn vị theo quy định.
Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi đặt in hóa đơn khi cơ quan thuế đã có văn bản thông báo tổ chức, doanh nghiệp không đủ điều kiện đặt in hóa đơn, trừ trường hợp cơ quan thuế không có ý kiến bằng văn bản khi nhận được đề nghị sử dụng hóa đơn đặt in của tổ chức, doanh nghiệp.
Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 45.000.000 đồng đối với hành vi cho, bán hóa đơn đặt in chưa phát hành cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng.
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi đặt in hóa đơn giả.
Khi hóa đơn điện tử được sử dụng là hình thức chính yếu, cơ quan thuế sẽ dễ dàng thắt chặt hơn công tác thanh kiểm tra hóa đơn để ngăn chặn tình trạng buôn bán hóa đơn giả. Mặt khác doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử cũng nâng cao được uy tín của đơn vị mình.
Sử dụng hóa đơn điện tử, doanh nghiệp tiết kiệm được tối đa thời gian để nâng cao năng suất làm việc hay giải được một phần khó của bài toán năng suất lao động. Bên cạnh đó, hóa đơn điện tử cũng giúp doanh nghiệp tiết kiệm đáng kể chi phí so với hóa đơn giấy.
Nếu đặt một phép tính chi tiết các chi phí cho mỗi tờ hóa đơn giấy, doanh nghiệp sẽ ngạc nhiên về số tiền mà đơn vị mình đã sử dụng cho hóa đơn. Trung bình, một tờ hóa đơn giấy cần chuyển phát qua đường bưu điện cho khách hàng sẽ tốn 18.000 đồng bao gồm phí in ấn, lưu trữ, tạo lập, chuyển phát. Với hóa đơn điện tử, chi phí chỉ khoảng 2000 đồng. Như vậy, mỗi một hóa đơn điện tử được sử dụng, doanh nghiệp đã có thể tiết kiệm 16.000 đồng.
Với những doanh nghiệp phải xuất hàng ngàn hóa đơn mỗi năm, số tiền tiết kiệm được do dùng hóa đơn điện tử có thể lên đến hàng trăm triệu hay cả tỷ đồng.
Trong tương lai gần, hóa đơn điện tử sẽ thay thế hóa đơn giấy theo lộ trình của ngành thuế. Các doanh nghiệp có vốn điều lệ lớn sẽ là đối tượng đầu tiên buộc phải sử dụng hóa đơn điện tử vào 1/1/2018, kế đến là các doanh nghiệp nhỏ và cả hộ gia đình. Mục tiêu của ngành thuế là đến năm 2020, 80% hóa đơn lưu thông trên thị trường là hóa đơn điện tử.
Mọi thắc mắc quý khách vui lòng liên hệ Tư vấn Blue để được tư vẫn miễn phí.