Kế toán doanh nghiệp là việc thu thập; xử lý; kiểm tra; phân tích và cung cấp thông tin kinh tế; tài chính dưới hình thức giá trị; hiện vật và thời gian lao động tại doanh nghiệp. Kế toán doanh nghiệp được chia ra làm hai mảng bộ phận chính mà chúng ta thường hay gọi là kế toán thuế và kế toán nội bộ.
Trong đó:
Kế toán nội bộ là một bộ phận không thể thiếu đối với mỗi doanh nghiệp; công việc chủ yếu của bộ phận kế toán nội bộ là việc thu thập; xử lý; phân tích và cung cấp thông tin kinh tế; tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế; tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán. Bản báo cáo này có trách nhiệm ghi nhận chi tiết; và chính xác cho các nhà quản trị; lãnh đạo của doanh nghiệp.
Kế toán thuế là một bộ phận đóng vai trò quan trọng trong hệ thống kế toán của doanh nghiệp công việc chính của bộ phận kế toán thuế bao gồm thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính bằng báo cáo tài chính cho đối tượng có nhu cầu sử dụng thông tin của đơn vị kế toán. Hay nói chính xác là cơ quan thuế chủ quản của doanh nghiệp hay ngân hàng đây chính là hai đối tượng quan trọng nhất mà một nhân viên kế toán thuế cần để tâm tới.
Với kinh nghiệm nhiều năm làm kế toán và dịch vụ kế toán, TƯ VẤN BLUE sẽ mách nước cho các bạn trình tự công việc kế toán để các bạn vững tin khi làm việc theo các bước sau!
– Bước 1: Khi nhận được các loại hoá đơn hãy kiểm tra về:
+ Tính thực tế (Có phát sinh nghiệp vụ kinh tế này trên thực tế không)
+ Tính hợp lệ (8 nội dung cơ bản trong hoá đơn có được ghi chép đầy đủ không, sai sót phải bổ sung và điều chỉnh ngay),
+ Tính hợp lý (Các số liệu trong hoá đơn có được ghi chính xác không)
– Bước 2: Sắp xếp và đóng tập các loại Hoá đơn theo nguyên tắc sau: Toàn bộ HĐ đầu vào theo thứ tự ngày; Toàn bộ HĐ đầu ra theo thứ tự ngày; Toàn bộ các hoá đơn đặc thù (HĐ phí, lệ phí, giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước…) theo thứ tự ngày. Toàn bộ chứng từ ngân hàng theo thứ tự ngày.
– Bước 3: Lập bảng kê hàng hóa dịch vụ Mua vào, Bán ra, để vào sổ kế toán, Phản ánh vào tờ khai thuế mới nhất, hiện nay là phần mềm HTKK 3.4.5 của Tổng cục thuế. Nộp tờ khai qua mạng theo quy định.
– Bước 4: Kiểm tra lại số liệu lần cuối trước khi vào sổ kế toán.
– Bước 5: Lấy số liệu của Ngân hàng vào sổ chi tiết TGNH, Tách sổ NH ra thành 2 loại: Sổ chi tiết Nợ 112; Sổ chi tiết Có 112
– Bước 6: Lấy số liệu sổ tổng hợp hàng Mua, hàng Bán.
+ Hàng mua tách ra Mua 111, Mua 331
+ Hàng bán tách ra Bán 111, Bán 131
Tiếp theo vào các loại sổ theo trình tự sau: Sổ Chi tiết Thuế GTGT, Sổ chi tiết Quỹ Tiền mặt, Sổ chi tiết Chi phí SXKD (642; 154), Sổ chi tiết người Mua, người Bán, Sổ chi tiết hàng hoá, NVL, Sổ chi tiết tiền Lương, Sổ chi tiết KH TSCĐ, Sổ chi tiết CCDC…
Lấy toàn bộ số liệu của Bước 5 và Bước 6 để vào Chứng từ ghi sổ cả năm và từng tháng, quý. Từ CTGS từng tháng, quý, vào Sổ cái theo từng tài khoản từng tháng, quý từ thấp đến cao từ TK 111 … đến TK 911 (Chú ý: Các TK từ TK 511 đến TK 911 cuối kỳ không còn số dư)!
– Bước 7: Căn cứ CTGS và sổ cái và Bảng CĐTK
– Bước 8: Lập Báo Cáo Tài Chính theo HTKK 3.4.5 theo trình tự:
+ Vào Bảng CĐTK
+ Vào Bảng cân đối Kế toán
+ Vào Bảng Kết quả HĐ SXKD
+ Vào Bảng Lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp trực tiếp
+ Vào Bảng Thuyết minh BCTC
– Bước 9: Lập Quyết toán thuế TNDN, Thuế TNCN
– Bước 10: Kiểm tra đối chiếu các sổ chi tiết và sổ tổng hợp trước khi nộp cho cơ quan có liên quan!
Chú ý: Các cơ quan mà doanh nghiệp cần nộp BCTC năm gồm:
+ Cơ quan thuế: Nộp toàn bộ số liệu của bước 8 và bước 9 qua mạng.
+ Cơ quan: Sở KHĐT 2 bản, Chi cục Thống kê 1 bản: Số liệu của bước 8.
Trên đây, là khái quát toàn bộ quá trình làm công tác kế toán, của kế toán tổng hợp và kế toán trưởng, tại bất kỳ doanh nghiệp nào. Việc tổ chức bộ máy, quy trình kế toán được viết rõ ràng, đầy đủ, thường xuyên giúp giảm bớt các giao dịch, hạch toán không chính xác, không nhất quán sẽ giảm thời gian phải giải quyết các sai sót và đồng thời cung cấp số liệu kế toán đáng tin cậy hơn. Mọi thắc mắc quý khách vui lòng liên hệ tư vấn Blue để được tư vấn miễn phí. Chúc các bạn học tập và làm việc hiệu quả!