Là một kế toán bạn sẽ thường xuyên phải tiếp xúc với các loại hóa đơn. Hoạt động xuất hóa đơn là không thể thiếu trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp công khai với Bộ tài chính và cục Thuế. Vậy Kế toán hóa đơn doanh nghiệp là gì? Cùng tìm hiểu với Tư vấn Blue qua bài viết sau.
Kế toán hóa đơn
Nghiệp vụ kế toán nói chung và nghiệp vụ hóa đơn nói riêng đóng vai trò quan trọng với doanh nghiệp, nó thể hiện tình hình kinh doanh và làm căn cứ đánh giá năng lực và độ minh bạch của từng doanh nghiệp
Hóa đơn là gì?
Hoá đơn là một loại giấy tờ yêu cầu thanh toán các mặt hàng cụ thể với số lượng và đơn giá ghi trên hóa đơn đó theo quy định pháp luật. Hóa đơn phát sinh khi có hoạt động mua bán hàng hóa, dịch vụ và do bên bán phát hành, xác nhận và do bên mua thanh toán.
Như vậy, hóa đơn cũng có vai trò như biên lai hay giấy biên nhận. Các loại hóa đơn hiện nay gồm:
– Hóa đơn giá trị gia tăng: dành cho các tổ chức khai và tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ ở một số hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật: hoạt động mua bán, trao đổi, dịch vụ nội địa hoặc quốc tế, xuất nhập khẩu.
– Hóa đơn bán hàng: dành cho các tổ chức khai và tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp trong hoạt động mua bán, trao đổi, dịch vụ nội địa, xuất khẩu, xuất vào khu phi thuế quan.
– Hóa đơn khác: tem, vé, phiếu thu tiền bảo hiểm, thẻ…
– Phiếu thu cước vận tải quốc tế, vận chuyển hàng không, phí dịch vụ ngân hàng…
Kế toán hóa đơn là nghiệp vụ gì?
Như vậy, kế toán xuất hóa đơn sẽ thực hiện công việc lập hóa đơn mua bán hàng hóa, dịch vụ trong doanh nghiệp kinh doanh. Sau đó, thông qua các hóa đơn mà lập biểu bảng, thông tin thu chi, nguồn tiền ra, vào của doanh nghiệp theo từng ngày và từng giai đoạn (tuần, tháng, quý, năm…).
Ở các doanh nghiệp, công ty kinh doanh lớn thì sẽ tổ chức bộ máy kế toán chuyên biệt, gồm các bộ phận kế toán thực hiện các công việc khác nhau. Tuy nhiên với các doanh nghiệp hay cửa hàng kinh doanh nhỏ thì kế toán xuất hóa đơn có thể chính là lễ tân, người trực quầy, bán hàng…
Khi xuất hóa đơn thì lưu ý khi lập hoá đơn, tổ chức, cá nhân phải ghi đầy đủ, đúng các yếu tố quy định trên hoá đơn.
Nguyên tắc xuất hóa đơn
Hóa đơn khi xuất cần ghi rõ và đầy đủ các yếu tố đã được Bộ tài chính quy định như tên và chữ ký, dấu xác nhận của tổ chức, cá nhân bán, tên người mua, tên, số lượng và thành tiền của các loại hàng hóa, các loại thuế áp dụng nếu có, ngày tháng phát sinh đơn hàng…
Bộ Tài chính nước ta đã quy định cụ thể các nguyên tắc đối với việc xuất hóa đơn, bao gồm:
Các loại hình thức hóa đơn: Có 3 hình thức hóa đơn gồm:
– Hóa đơn tự in: nghĩa là hóa đơn do cá nhân, tổ chức kinh doanh tự in bằng các thiết bị máy tính tiền, tin học… khi kinh doanh dịch vụ hay bán hàng hóa.
– Hóa đơn điện tử: Hóa đơn khi kinh doanh dịch vụ hay bán hàng hóa trên các dữ liệu điện tử được tạo lập, gửi nhận, quản lý lưu trữ theo quy định của Luật Giao dịch điện tử cùng các văn bản hướng dẫn thi hành.
– Hóa đơn đặt in: nghĩa là hóa đơn khi các cá nhân, tổ chức kinh doanh đặt in theo một mẫu nào đó hoặc do cơ quan thuế cấp bán khi phát sinh hoạt động kinh doanh hàng hóa hay dịch vụ.
Quy định về xuất hóa đơn
Doanh nghiệp cá nhân tổ chức phải lập hóa đơn khi mua bán hàng hóa hay dịch vụ theo quy định của pháp luật, lưu giữ và giao cho khách hàng.
Hóa đơn phải được lập ngay sau khi đã cung cấp dịch vụ, hàng hóa đúng theo các số liệu, nội dung in trên hóa đơn, dù đã trả hết tiền hay chưa.
Các đối tượng doanh nghiệp theo quy định phải nộp thuế giá trị gia tăng (GTGT) theo hình thức khấu trừ thuế thì phải sử dụng hóa đơn GTGT khi bán hàng hóa, dịch vụ. Hóa đơn GTGT phải chặt chẽ, hợp lý, đúng quy định của cơ quan tài chính và pháp luật thì mới được chấp nhận.
Khi xuất hóa đơn GTGT, cần cung cấp các chứng từ cần thiết gồm: hợp đồng mua hoặc bán hàng hóa cần ghi rõ danh mục các mặt hàng mua vào hoặc bán ra, Phiếu xuất/nhập kho, Phiếu thu/chi tiền giao dịch/Biên bản thanh lý hợp đồng mua bán.
Lưu ý khi xuất hóa đơn
Ở các chứng từ, văn bản quy định đều phải có chữ ký rõ họ tên và đóng dấu theo qui định của pháp luật.
Chỉ xuất hoá đơn với các hàng hóa dịch vụ của doanh nghiệp kinh doanh đã đăng ký kinh doanh ở Sở kế hoạch và đầu tư hoặc có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của các cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền cấp.
Hóa đơn khi xuất phải ghi rõ đúng áp dụng mức thuế xuất nào đối với mặt hàng dịch vụ, tài chính phát sinh kinh doanh theo quy định của Bộ tài chính.
Mọi thắc mắc quý khách vui lòng liên hệ Tư vấn Blue để được tư vấn miễn phí