Chuyển nhượng vốn là hoạt động khá phổ biến trong quá trình sản xuất kinh doanh giúp doanh nghiệp thuận lợi trong việc cơ cấu lại “tổ chức”, thay đổi chiến lược kinh doanh và thích ứng tốt hơn với nền kinh tế thị trường có nhiều biến đổi. Tuy nhiên, khi chuyển nhượng vốn sẽ làm phát sinh thuế thu nhập doanh nghiệp. Để giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn vấn đề này, chúng tôi sẽ tư vấn về thuế thu nhập doanh nghiệp từ chuyển nhượng vốn.
1. Đối tượng chịu thuế thu nhập doanh nghiệp từ chuyển nhượng vốn
Thu nhập từ chuyển nhượng vốn của doanh nghiệp là thu nhập có được từ chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ số vốn của doanh nghiệp đã đầu tư cho một hoặc nhiều tổ chức, cá nhân khác. Bao gồm cả trường hợp bán doanh nghiệp.
Thời điểm xác định: là thời điểm chuyển quyền sở hữu vốn.
Doanh nghiệp có thu nhập từ chuyển nhượng vốn. Thì khoản thu nhập này được xác định là khoản thu nhập khác. Và kê khai vào thu nhập chịu thuế khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.
Tổ chức nước ngoài kinh doanh không hoạt động theo Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp tại Việt Nam. Thì tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng vốn có trách nhiệm xác định, kê khai, khấu trừ. Và nộp thay tổ chức nước ngoài số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp.
Trường hợp bên nhận chuyển nhượng vốn cũng là tổ chức nước ngoài không hoạt động theo Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp. Thì doanh nghiệp thành lập theo pháp luật Việt Nam nơi các tổ chức nước ngoài đầu tư vốn. Có trách nhiệm kê khai và nộp thay số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp. Từ hoạt động chuyển nhượng vốn của tổ chức nước ngoài.
2. Cách xác định thuế thu nhập doanh nghiệp từ chuyển nhượng vốn
Thu nhập tính thuế = Giá chuyển nhượng – Giá mua của phần vốn chuyển nhượng – chi phí chuyển nhượng
2.1. Giá chuyển nhượng
Được xác định là tổng giá trị thực tế mà bên chuyển nhượng thu được theo hợp đồng chuyển nhượng.
Trường hợp hợp đồng chuyển nhượng không quy định giá thanh toán. Hoặc cơ quan thuế có cơ sở để xác định giá thanh toán không phù hợp theo giá thị trường. Cơ quan thuế có quyền kiểm tra và ấn định giá chuyển nhượng.
Căn cứ ấn định giá chuyển nhượng dựa vào tài liệu điều tra của cơ quan thuế. Hoặc căn cứ giá chuyển nhượng vốn của các trường hợp khác ở cùng thời gian. Trường hợp việc ấn định giá chuyển nhượng của cơ quan thuế không phù hợp. Thì được căn cứ theo giá thẩm định của các tổ chức định giá chuyên nghiệp.
Nếu giá trị vốn chuyển nhượng từ hai mươi triệu đồng trở lên. Phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt. Nếu không có, cơ quan thuế có quyền ấn định giá chuyển nhượng.
2.2. Giá mua của phần vốn chuyển nhượng
Nếu chuyển nhượng vốn góp thành lập doanh nghiệp là giá trị phần vốn góp trên cơ sở sổ sách, hồ sơ, chứng từ kế toán tại thời điểm chuyển nhượng vốn. Được các bên tham gia đầu tư vốn. Hoặc kết quả kiểm toán của công ty kiểm toán độc lập đối với doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.
Nếu là phần vốn do mua lại thì giá mua là giá trị vốn tại thời điểm mua. Giá mua được xác định căn cứ vào hợp đồng mua lại phần vốn góp, chứng từ thanh toán.
Phần vốn doanh nghiệp góp có nguồn gốc một phần do vay vốn. Thì giá mua của phần vốn chuyển nhượng bao gồm cả các khoản chi phí trả lãi tiền vay để đầu tư vốn.
Nếu doanh nghiệp hạch toán kế toán bằng đồng ngoại tệ có chuyển nhượng vốn góp bằng ngoại tệ. Thì giá chuyển nhượng và giá mua của phần vốn chuyển nhượng được xác định bằng đồng ngoại tệ.
2.3. Chi phí chuyển nhượng
Là các khoản chi thực tế liên quan trực tiếp đến việc chuyển nhượng, có chứng từ, hóa đơn hợp pháp.
Trường hợp chi phí chuyển nhượng phát sinh ở nước ngoài. Thì các chứng từ gốc đó phải được một cơ quan công chứng hoặc kiểm toán độc lập của nước có chi phí phát sinh xác nhận. Và chứng từ phải được dịch ra tiếng Việt. Có xác nhận của đại diện có thẩm quyền.
Chi phí chuyển nhượng bao gồm: chi phí để làm các thủ tục pháp lý cần thiết cho việc chuyển nhượng. Các khoản phí và lệ phí phải nộp khi làm thủ tục chuyển nhượng. Các chi phí giao dịch, đàm phán, ký kết hợp đồng chuyển nhượng. Và các chi phí khác có chứng từ chứng minh.
3. Thủ tục kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp từ chuyển nhượng vốn
Thu nhập từ chuyển nhượng vốn của doanh nghiệp được coi là một khoản thu nhập khác. Doanh nghiệp có thu nhập từ chuyển nhượng vốn có trách nhiệm xác định, kê khai số thuế thu nhập doanh nghiệp từ chuyển nhượng vốn vào tờ khai quyết toán theo năm.
Trường hợp bán toàn bộ Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu dưới hình thức chuyển nhượng vốn có gắn với bất động sản. Thì nộp thuế theo từng lần phát sinh và kê khai theo mẫu số 06/TNDN ban hành kèm theo Thông tư 151/2014/TT-BTC. Và quyết toán năm tại nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính.
Tổ chức nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam. Mà tổ chức này không hoạt động theo Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp có hoạt động chuyển nhượng vốn. Thì khai thuế thu nhập doanh nghiệp theo từng lần phát sinh.
Tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng vốn có trách nhiệm xác định, kê khai, khấu trừ. Và nộp thay tổ chức nước ngoài số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp. Trường hợp bên nhận chuyển nhượng vốn cũng là tổ chức nước ngoài không hoạt động theo Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp. Thì doanh nghiệp thành lập theo pháp luật Việt Nam nơi các tổ chức nước ngoài đầu tư vốn. Có trách nhiệm kê khai và nộp thay số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp từ hoạt động chuyển nhượng vốn của tổ chức nước ngoài.
Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế là ngày thứ 10, kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền chuẩn y việc chuyển nhượng vốn. Hoặc ngày thứ 10, kể từ ngày các bên thỏa thuận chuyển nhượng vốn tại hợp đồng chuyển nhượng vốn. Đối với trường hợp không phải chuẩn y việc chuyển nhượng vốn.
4. Hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp từ chuyển nhượng vốn
Hồ sơ khai thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn:
– Tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp về chuyển nhượng vốn (theo Mẫu số 05/TNDN ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC);
– Bản chụp hợp đồng chuyển nhượng. Trường hợp hợp đồng chuyển nhượng bằng tiếng nước ngoài phải dịch ra tiếng Việt. Với các nội dung chủ yếu: Bên chuyển nhượng; bên nhận chuyển nhượng; thời gian chuyển nhượng; nội dung chuyển nhượng. Quyền và nghĩa vụ của từng bên; giá trị của hợp đồng; thời hạn, phương thức, đồng tiền thanh toán.
– Bản chụp quyết định chuẩn y việc chuyển nhượng vốn của cơ quan có thẩm quyền (nếu có);
– Bản chụp chứng nhận vốn góp;
– Chứng từ gốc của các khoản chi phí.
Trường hợp cần bổ sung hồ sơ, cơ quan thuế phải thông báo cho tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng vốn trong ngày nhận hồ sơ. Đối với trường hợp trực tiếp nhận hồ sơ. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ. Đối với trường hợp nhận qua đường bưu chính hoặc thông qua giao dịch điện tử.
Địa điểm nộp hồ sơ khai thuế: tại cơ quan thuế nơi doanh nghiệp của tổ chức, cá nhân nước ngoài chuyển nhượng vốn đăng ký nộp thuế.
Mọi thắc mắc quý khách vui lòng liên hệ tư vấn Blue để được tư vấn miễn phí.