T4, 12 / 2019 11:35 sáng | hanhvinhlong

Với nhiều điểm tương đồng, tác phẩm mỹ thuật ứng dụng và kiểu dáng công nghiệp dễ khiến người khác nhầm lẫn với nhau. Vậy, để phân biệt cơ chế tác phẩm mỹ thuật ứng dụng và kiểu dáng công nghiệp như thế nào? Tư vấn Blue sẽ giới thiệu qua bài viết sau.

Hình minh họa

Kiểu dáng công nghiệp và tác phẩm mỹ thuật ứng dụng là khác nhau. Để phân biệt kiểu dáng công nghiệp với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng ta cần phải dựa vào một số điểm sau:

Thứ nhất: Khái niệm
– Kiểu dáng công nghiệp là gì? đó là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp giữa những yếu tố này. (Được quy định tại Khoản 3 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009)

– Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng là gì ? là tác phẩm được thể hiện bởi đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục với tính năng hữu ích, có thể gắn liền với một đồ vật hữu ích, được sản xuất thủ công hoặc công nghiệp như: Thiết kế đồ họa, thiết kế thời trang, tạo dáng sản phẩm, thiết kế nội thất, trang trí. (Được quy định tại Điểm g Khoản 1 Điều 14 của Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2009)

Phân biệt kiểu dáng công nghiệp với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng

Thứ 2: Hình thức bảo hộ
– Kiểu dáng công nghiệp là đối tượng bảo hộ của sở hữu trí tuệ, được bảo hộ dưới dạng quyền sở hữu công nghiệp.

– Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng được bảo hộ dưới dạng bảo hộ quyền tác giả.

Thứ 3: Điều kiện bảo hộ
– Điều kiện bảo hộ kiểu dáng công nghiệp bao gồm:

+ Có tính mới;

+ Có tính sáng tạo;

+ Có khả năng áp dụng công nghiệp.

– Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng được bảo hộ nếu áp ứng các điều kiện sau:

+ Thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định;

+ Được thể hiện bởi đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục với tính năng hữu ích có thể gắn liền với một đồ vật hữu hình được sản xuất bằng tay hoặc bằng máy.

Thứ 4: Thời hạn bảo hộ
– Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết 5 năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn 2 lần liên tiếp, mỗi lần 5 năm. (Quy định tại Khoản 4 Điều 93 Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009)

⇒ Như vậy, bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ tối đa là 15 năm.

– Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng được bảo hộ dưới hình thức bảo hộ quyền tác giả. Như vậy nó có thời hạn bảo hộ là 75 năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên. Đối với tác phẩm mỹ thuật chưa được công bố trong thời hạn 25 năm kể từ khi tác phẩm được định hình thì thời hạn bảo hộ là 100 năm, kể từ khi tác phẩm được định hình. (Quy định tại Điểm a, Khoản 2 Điều 27 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sử đổi bổ sung 2009)

Thứ 5: Khả năng bảo hộ
– Đối với kiểu dáng công nghiệp thì:

+ Khả năng bảo hộ sẽ mạnh hơn. Khi một kiểu dáng công nghiệp được cấp bằng độc quyền thì chủ kiểu dáng đó có quyền ngăn cấm các hành vi sao chép hoặc bắt chước của người khác. Nếu có bất kì hành vi sản xuất, bán hay nhập khẩu sản phẩm mang kiểu dáng trùng hay tương tự đến mức gây nhầm lẫn với sản phẩm mang kiểu dáng công nghiệp đang được bảo hộ thì có thể đòi bồi thường thiệt hại và tổn thất mà việc sử dụng trái phép kiểu dáng đó gây ra.

+ Chính nhờ khả năng bảo hộ tốt hơn, chặt chẽ hơn nên một kiểu dáng công nghiệp thường mang lại lợi ích kinh tế lớn cho chủ sở hữu kiểu dáng, đảm bảo toàn vẹn việc thực hiện quyền sở hữu cũng như quyền sử dụng kiểu dáng công nghiệp của chủ sở hữu.

– Đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng:

+ Khả năng bảo hộ kém hơn do cơ chế bảo hộ quyền tác giả là bảo hộ hình thức thể hiện tác phẩm chứ không bảo hộ về mặt nội dung, ý tưởng tác phẩm, vì vậy, chủ sở hữu không có quyền ngăn cấm người khác làm theo tác phẩm, trong khi người khác không có khó khăn khi tiếp cận tác phẩm. Do vậy, tình trạng sao chép, bắt chước các tác phẩm mỹ thuật ứng dụng diễn ra mạnh hơn khiến khả năng tranh chấp càng cao hơn.

+ Khác với kiểu dáng công nghiệp, tác phẩm mỹ thuật ứng dụng sẽ ít mang lại lợi ích kinh tế cho chủ sở hữu tác phẩm mỹ thuật ứng dụng, chủ sở hữu sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc bảo vệ quyền sở hữu tác phẩm của mình.

Mọi thắc mắc quý khách vui lòng liên hệ Tư vấn Blue để được tư vẫn miễn phí.

Bài viết cùng chuyên mục