T6, 01 / 2020 9:37 chiều | hanhvinhlong

Hiện nay, ngoài các bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh của nhà nước thì không ít cơ sở khám chữa bệnh tư nhân được mở ra và thu hút người dân đến khám chữa bệnh. Đối với những cơ sở tư nhân do huy động được nguồn vốn đầu tư lớn nên phương tiện khám chữa bệnh và trang thiết bị được đầu tư hiện đại. Tuy nhiên, chăm sóc sức khỏe là vấn đề quan trọng do đó cơ sở khám chữa bệnh tư nhân phải có uy tín mới thu hút được nhiều bệnh nhân và những người đi khám bệnh. Một phương án đặt ra cho các cơ sở đó là thực hiện đăng ký bảo hộ thương hiệu cho dịch vụ y tế mà mình cung cấp và từ đó thu được lợi nhuận. Vậy thủ tục đăng ký nhãn hiệu cho dịch vụ y tế được thực hiện như thế nào? Mời các bạn theo dõi bài viết sau của Tư vấn Blue.

Hình minh họa

Nhãn hiệu dưới góc độ pháp lý là dấu hiệu để phân biệt hàng hóa, dịch vụ giữa các tổ chức, cá nhân với nhau. Thương hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau:

Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc;
Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác.

Lợi ích khi Đăng ký nhãn hiệu cho dịch vụ y tế 
Như đã khẳng định trên đây, dịch vụ y tế góp phần quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe cho người dân. Việc đăng ký nhãn hiệu cho dịch vụ y tế là việc làm vô cùng cấp thiết bởi những lợi ích sau đây:

– Một dịch vụ có thương hiệu sẽ khiến người tiêu dùng có thiện cảm và cảm thấy tin tưởng hơn trong việc sử dụng.

Một doanh nghiệp sẽ được đánh giá là chuyên nghiệp nếu doanh nghiệp có thương hiệu riêng. Qua nhãn hiệu, khách hàng sẽ dễ dàng lựa chọn dịch vụ y tế mà đơn vị của bạn cung cấp. Sau quá trình sử dụng và tin tưởng vào dịch vụ y tế, thương hiệu sẽ giúp người tiêu dùng nhận diện để gọi tên, tiếp tục sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp.

– Khi đăng ký nhãn hiệu tức là xác lập quyền sở hữu với nhãn hiệu, chủ sở hữu nhãn hiệu được độc quyền sử dụng nhãn hiệu trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam và thu lợi từ việc chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu. Đăng ký nhãn hiệu giúp tạo ra cơ sở pháp lý để chủ sở hữu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm, hạn chế được các hành vi lợi dụng danh nghĩa của doanh nghiệp đã đăng ký bảo hộ thương hiệu để trục lợi.

Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu cho dịch vụ y tế
Để nhãn hiệu được cấp Văn bằng bảo hộ, cá nhân, tổ chức có nhu cầu đăng ký tiến hành nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ. Thành phần hồ sơ bao gồm:

– Tờ khai đăng ký nhãn hiệu theo mẫu. Trong đó, tờ khai cần đảm bảo được các nội dung: mẫu nhãn hiệu, loại nhãn hiệu, thông tin mô tả nhãn hiệu, thông tin về chủ sở hữu nhãn hiệu, dịch vụ mà nhãn hiệu đăng ký, các khoản chi phí phải trả;

– Mẫu nhãn hiệu cho dịch vụ y tế dự định đăng ký;

– Chứng từ xác nhận về việc nộp lệ phí;

– Giấy ủy quyền cho cá nhân/ đơn vị đại diện đi nộp hồ sơ.

Lưu ý: Để đánh giá được khả năng đăng ký nhãn hiệu, Quý khách hàng nên tiến hành tra cứu sơ bộ trước khi nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu.

Mọi thắc mắc quý khách vui lòng liên hệ Tư vấn Blue để được tư vấn miễn phí.

Bài viết cùng chuyên mục