T2, 05 / 2020 9:50 chiều | hanhvinhlong

Giấy phép kinh doanh là Văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho các chủ thể kinh doanh xác nhận chủ thể đó đáp ứng các điều kiện để kinh doanh trong ngành, nghề nhất định.

Việc Nhà nước cấp giấy phép kinh doanh cho các hộ gia đình, cơ sở kinh doanh, các công ty, doanh nghiệp sẽ giúp các cơ quan quản lý được các công việc kinh doanh của các chủ thể trong nền kinh tế, từ đó đưa ra những chính sách kinh tế phù hợp. Điều này cũng đồng nghĩa với việc chỉ khi các cơ sở kinh doanh hoàn tất các thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh và được Nhà nước cấp giấy chứng nhận thì mới được phép hoạt động hợp pháp dưới sự bảo đảm của pháp luật.

Đối với ngành, nghề kinh doanh phải có giấy phép kinh doanh thì doanh nghiệp được quyền kinh doanh ngành, nghề đó từ khi được cấp giấy phép kinh doanh. Vậy khi kinh doanh vận tải mà không có giấy phép kinh doanh vận tải sẽ bị xử lý như thế nào? Mời quý vị theo dõi bài viết sau của Tư vấn Blue.

Xử phạt thiếu giấy phép kinh doanh vận tải

– Căn cứ khoản 1, Điều 13, Nghị định số 86/2014/NĐ-CP của Chính Phủ: Về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tôquy định:

“Điều 13. Điều kiện chung kinh doanh vận tải bằng xe ô tô

Đơn vị kinh doanh vận tải phải có đủ các điều kiện sau đây:

1. Đăng ký kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định của pháp luật.
2. Phương tiện phải bảo đảm số lượng, chất lượng phù hợp với hình thức kinh doanh, cụ thể:
a) Khi hoạt động kinh doanh vận tải phải có đủ số lượng phương tiện theo phương án kinh doanh đã được duyệt; phương tiện phải thuộc quyền sở hữu của đơn vị kinh doanh vận tải hoặc quyền sử dụng hợp pháp theo hợp đồng của đơn vị kinh doanh vận tải với tổ chức cho thuê tài chính hoặc tổ chức, cá nhân có chức năng cho thuê tài sản theo quy định của pháp luật.
Trường hợp xe đăng ký thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã phải có hợp đồng dịch vụ giữa thành viên với hợp tác xã, trong đó quy định hợp tác xã có quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ quản lý, sử dụng, điều hành xe ô tô thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã;
….”
Như vậy, với căn cứ pháp lý nêu trên thì đơn vị kinh doanh vận tải của bạn phải có giấy đăng ký kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.

– Căn cứ tại Khoản 4, Điều 28, Nghị định 171/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định:

“4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với tổ chức kinh doanh vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Tổ chức hoạt động khai thác bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép theo quy định;
b) Để xe ô tô không đủ điều kiện kinh doanh vận tải khách vào bến xe ô tô khách đón khách;
c) Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô mà không có Đăng ký kinh doanh, Giấy phép kinh doanh vận tải theo quy định;
d) Thực hiện không đúng hình thức kinh doanh đã đăng ký trong Giấy phép kinh doanh vận tải;
đ) Không thực hiện việc cung cấp, cập nhật, lưu trữ, quản lý các thông tin từ thiết bị giám sát hành trình theo quy định;
e) Không thực hiện đúng các nội dung đã đăng ký, niêm yết về: Hành trình chạy xe; giá cước; giá dịch vụ; tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải;
g) Thành lập điểm giao dịch đón, trả khách trái phép (bến dù, bến cóc);
h) Sử dụng phương tiện kinh doanh vận tải không gắn thiết bị giám sát hành trình của xe (đối với hình thức kinh doanh vận tải có quy định phương tiện phải gắn thiết bị) hoặc gắn thiết bị nhưng thiết bị không hoạt động, không đúng quy chuẩn theo quy định”.

Như vậy, với lỗi kinh doanh dịch vụ vận tải mà không có giấy phép kinh doanh sẽ bị xử phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với tổ chức kinh doanh vận tải.

Mọi thắc mắc quý khách vui lòng liên hệ tư vấn Blue để được tư vấn miễn phí.

Bài viết cùng chuyên mục