T2, 06 / 2020 10:17 chiều | hanhvinhlong

Nhiều người vẫn còn nhầm lẫn giữa  Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và giấy phép kinh doanh. Hai loại giấy tờ này có gì khác nhau, tư vấn Blue xin được giới thiệu qua bài viết sau.

Sự khác nhau giữa Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và giấy phép kinh doanh

Theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật doanh nghiệp 2014, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là văn bản hoặc bản điện tử mà Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp cho doanh nghiệp ghi lại những thông tin về đăng ký doanh nghiệp.

Còn giấy phép kinh doanh Là loại giấy được cấp cho các doanh nghiệp có kinh doanh ngành nghề có điều kiện, loại giấy này thông thường được cấp sau Giấy đăng ký doanh nghiệp.

Để so sánh chi tiết các loại giấy tờ trên chúng ta cần căn cứ vào các quy định về ý nghĩa pháp lý, điều kiện cấp; Nội dung của các loại giấy tờ đó, thời hạn cấp; cơ quan có thẩm quyền cấp…

1. Ý nghĩa pháp lý:

– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp:

+ Là giấy chứng nhận của cơ quan hành chính công Nhà nước.

+ Là nghĩa vụ của Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu tên doanh nghiệp.

– Giấy phép kinh doanh:

+ Là sự cho phép của cơ quan quản lý Nhà nước.

Xem thêm: Điều kiện cấp giấy phép kinh doanh vận tải xe ô tô

+ Là quyền cho phép (theo cơ chế xin–cho).

2. Điều kiện cấp:

– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: theo quy định tại Điều 28 Luật doanh nghiệp 2014, doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:

+ Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh;

+ Tên của doanh nghiệp được đặt theo đúng quy định tại các Điều 38, 39, 40 và 42 của Luật doanh nghiệp 2014;

+ Có hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ;

+ Nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định pháp luật về phí và lệ phí.

– Giấy phép kinh doanh: Đối với ngành, nghề mà pháp luật về đầu tư và pháp luật có liên quan quy định phải có điều kiện thì doanh nghiệp chỉ được kinh doanh ngành, nghề đó khi có đủ điều kiện theo quy định (chẳng hạn kinh doanh bán lẻ thuôc lá, kinh doanh bán buôn sản phẩm rượu, kinh doanh dịch vụ thẩm định giá…)

Điều kiện kinh doanh là yêu cầu mà doanh nghiệp phải có hoặc phải thực hiện khi kinh doanh ngành, nghề cụ thể, được thể hiện bằng giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, chứng chỉ hành nghề, chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, yêu cầu về vốn pháp định hoặc yêu cầu khác.)

2. Thủ tục cấp:

– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp:

+ Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp

+ Hồ sơ hợp lệ với mỗi loại hình doanh nghiệp.

– Giấy phép kinh doanh:

+ Đơn xin phép

+ Hồ sơ hợp lệ

+ Thẩm định, kiểm tra các điều kiện do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện.

3. Thời hạn tồn tại:

– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: do nhà đầu tư quyết định, thường không ghi vào Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

– Giấy phép kinh doanh: do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép ghi vào giấy phép, thời hạn thường từ vài tháng đến vài năm.

4. Quyền của nhà nước:

– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: Nếu có đủ hồ sơ hợp lệ, Nhà nước phải cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

– Giấy phép kinh doanh: đủ hồ sơ, đủ Điều kiện nhưng cơ quan Nhà nước vẫn có thể từ chối để bảo vệ lợi ích cộng đồng, có thể hạn chế số lượng.

Mọi thắc mắc quý khách vui lòng liên hệ tư vấn Blue để được tư vấn miễn phí.
Tư vấn Blue với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xin giấy phép tại Vĩnh Long và với đội ngũ nhân viên, luật sư giỏi, nhiệt tình, cam kết sẽ mang đến cho quý khách hàng dịch vụ tốt nhất, trong thời gian ngắn nhất và chi phí tiết kiệm nhất ho khách hàng. Tư vấn Blue nhiều năm qua đã hợp tác thành công với rất nhiều công ty, cá nhân tại Vĩnh Long nói riêng và hàng trăm doanh nghiệp lớn nhỏ khác nhau ở các tỉnh thành khác …Tất cả những khách hàng đều rất hài lòng với dịch vụ mà Tư vấn Blue cung cấp.

Quý khách hàng có nhu cầu hoặc có vấn đề thắc mắc liên quan đến việc thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh của công ty cổ phần xin hãy liên hệ với Tư vấn Blue để được tư vấn miễn phí.

Bài viết cùng chuyên mục