T3, 12 / 2019 9:54 chiều | hanhvinhlong

Giấy phép kinh doanh là gì? Bản chất của giấy phép kinh doanh là gì. Mời quý vị tìm hiểu vấn đề này qua bài viết sau của Tư vấn Blue

Tư vấn Blue xin hướng dẫn thành lập công ty cổ phần xây dựng

Giấy phép kinh doanh là gì? Vì sao cần làm giấy phép kinh doanh?
Có thể hiểu đơn giản rằng, giấy phép kinh doanh giống như một loại giấy có tính chất thông hành đối với các cá nhân, tổ chức kinh doanh. Thông qua giấy phép kinh doanh sẽ đánh giá được cơ quan, tổ chức, cá nhân đó có hoạt động hợp pháp hay không. Hơn hết những đơn vị có giấy phép kinh doanh sẽ được nhà nước cho phép và bảo vệ quyền lợi.

Nội dung giấy phép kinh doanh
Giấy phép kinh doanh giống như một loại giấy thông hành đối với các cơ quan, tổ chức,…
Đăng ký giấy phép kinh doanh là bước đầu tiên mà các doanh nghiệp hoạt động hợp pháp cần phải thực hiện. Đối với nhà nước, dựa vào những giấy phép kinh doanh sẽ kiểm soát được doanh nghiệp cũng như thương nhân một cách hiệu quả và rõ ràng.
1. Đối với hộ kinh doanh cá nhân
Hồ sơ đăng ký kinh doanh của cá nhân bao gồm:

  • Đơn xin đăng ký kinh doanh (theo mẫu)
  • Giấy chứng nhận đủ điều kiện đăng ký kinh doanh đối với những ngành nghề có điều kiện
  • Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà (nơi mà cá nhân đặt địa điểm kinh doanh) hoặc hợp đồng thuê mướn mặt bằng (phải có chứng nhận có UBND xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan công chứng nhà nước).
  • Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ đăng ký kinh doanh cá nhân quý khách có thể nộp hồ sơ xin đăng ký kinh doanh ở UBND quận, huyện nơi kinh doanh đặt trụ sở kinh doanh.

2. Đối với hồ sơ đăng ký kinh doanh của các loại hình công ty, TNHH, cổ phần, doanh nghiệp tư nhân,…
Bộ hồ sơ đăng ký gồm có:

  • Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh do đại diện pháp luật của công ty ký (theo mẫu quy định).
  • Dự thảo điều lệ công ty được tất cả các cổ đông sáng lập và người đại diện theo pháp luật ký từng trang. Hoặc người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập.
  • Danh sách cổ đông, thành viên sáng lập và phải có chữ ký của tất cả các cổ đông, thành viên và đại diện pháp luật.
  • CMND hoặc hộ chiếu photo công chứng của các thành viên hoặc cổ đông.

Sau khi đã có giấy phép đăng ký kinh doanh thì quý khách tiếp tục thực hiện các thủ tục sau:

  • Tiến hành khắc dấu và nộp thông báo sử dụng mẫu dấu lên sở KH&ĐT.
  • Tiến hành khai thuế ban đầu ở các chi cục thuế quận, huyện nơi đặt trụ sở chính của doanh nghiệp.
  • Mở tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp.
  • Đăng ký sử dụng và kích hoạt token chữ ký sổ điện tử.
  • Kích hoạt nộp thuế điện tử và nộp thuế môn bài cho năm sau.
  • Treo bảng hiệu của công ty tại trụ sở.
  • Tiến hành xin đặt in hóa đơn ở chi cục thuế quận, huyện. Sau khi được chấp thuận doanh nghiệp tiến hành đặt in hóa đơn GTGT cho doanh nghiệp,…

Trên là những nội dung, giấy tờ cần có khi đăng ký giấy phép kinh doanh. Nói thì có vẻ khá nhanh và đơn giản, nhưng thực chất khi bắt tay vào thực hiện, đăng ký giấy phép kinh doanh lại vô cùng rườm rà, rắc rối.

 Quyền hạn của Nhà nước:
– Cho dù đối tượng đăng ký kinh doanh có đầy đủ hồ sơ, nhưng cơ quan Nhà nước có thẩm quyền vẫn có thể từ chối không cấp giấy phép kinh doanh nếu ngành nghề đăng ký ảnh hưởng đến lợi ích cộng đồng hay có thể hạn chế số lượng ngành nghề kinh doanh.

Hầu như có rất ít cá nhân, tổ chức tiến hành đăng ký giấy phép kinh doanh mà thành công ngay lần đầu tiên. Có nhiều trường hợp bị trả lại hồ sơ vì thiếu giấy tờ liên quan, thiếu công chứng,….

Nếu như bạn đang gặp phải những trường hợp trên và cảm thấy quá trình đăng ký giấy phép kinh doanh quá rườm rà, rắc rối thì dịch vụ của Tư vấn Blue sẽ là lựa chọn tuyệt vời cho bạn.

Mọi thắc mắc quý khách vui lòng liên hệ Tư vấn Blue để được tư vẫn miễn phí.

Bài viết cùng chuyên mục