Khi nền kinh tế càng phát triển thì càng có nhiều mặt hàng xuất hiện để phục vụ cho nhu cầu của con người. Trong đó thực phẩm đóng một vai trò thiết yếu nhất, quan trọng nhất. Cũng vì vậy mà ngày càng có nhiều hơn doanh nghiệp kinh doanh theo loại hình này. Chính vì thế mà mỗi doanh nghiệp phải tự tìm kiếm các cách thức giúp người tiêu dùng nhớ đến mình nhiều hơn. Và trong số đó có việc đăng ký nhãn hiệu thực phẩm mà doanh nghiệp cung cấp. Tư vấn Blue xin được giới thiệu Thủ tục đăng ký nhãn hiệu thực phẩm tại Vĩnh Long.
Phân nhóm đăng ký nhãn hiệu thực phẩm
Việc phân nhóm sản phẩm cho nhãn hiệu dự định đăng ký chính là xác định phạm vi bảo hộ. Theo bảng phân loại Ni xơ phiên bản 10 thì các sản phẩm thực phẩm được phân nhóm như sau:
- Đối với thực phẩm có nguồn gốc động vật cũng như rau và các sản phẩm trong vườn có thể ăn được, đã được chế biến để tiêu dùng hoặc bảo quản thuộc nhóm 29;
- Đối với thực phẩm có nguồn gốc thực vật đã chế biến để tiêu dùng hoặc bảo quản cũng như các loại gia vị dùng cho thực phẩm được phân vào nhóm 30.
- Thực phẩm dành cho trẻ sơ sinh ( nhóm 5); chất bổ sung ăn kiêng ( nhóm 5); và một số thực phẩm gốc thực vật thuộc các nhóm khác nhau cần tra cứu cụ thể trong danh mục hàng hóa theo vần chữ cái.
Thủ tục đăng ký nhãn hiệu thực phẩm
Tra cứu nhãn hiệu dự định đăng ký
Để một nhãn hiệu mới được bảo hộ thì cần thỏa mãn nhiều yếu tố và thời gian để được xem xét cấp văn bằng bảo hộ tương đối lâu, thông thường từ 12-18 tháng. Do vậy, mặc dù không yêu cầu bắt buộc phải tra cứu trước khi đăng ký nhãn hiệu nhưng chủ nhãn hiệu nên tiến hành tra cứu khả năng nhãn hiệu được đăng ký trước khi nộp đơn xin bảo hộ để có phương án hợp lý.
Sau khi tiến hành tra cứu nhãn hiệu và thấy nhãn hiệu có khả năng được bảo hộ thì chủ sở hữu sẽ tiến hành chuẩn bị hồ sơ và nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ.
Hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu gồm:
- Tờ khai đăng ký nhãn hiệu (theo mẫu 04-NH quy định tại Phụ lục A TT 01/2007/TT-BKHCN);
- Mẫu nhãn hiệu: Mẫu nhãn hiệu phải được trình bày rõ ràng ( kích thước không nhỏ hơn 3×3 cm, không vượt quá 8×8 cm); tổng thể nhãn hiệu phải được trình bày trong khuôn mẫu nhãn hiệu có kích thước 8×8 cm in trên tờ khai;
- Bản sao hợp lệ giấy tờ chứng thực cá nhân nếu chủ sở hữu là cá nhân; giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đầu tư nếu chủ sở hữu là tổ chức;
Chứng từ nộp phí, lệ phí
Quá trình thực hiện đăng ký và Chi phí đăng ký nhãn hiệu
Quá trình thực hiện đăng ký khi sử dụng dịch vụ của Tư vấn Blue:
- Tư vấn pháp luật về sở hữu trí tuệ nói chung và nhãn hiệu nói riêng;
- Thực hiện tra cứu nhãn hiệu và đánh giá khả năng cấp văn bằng bảo hộ thành công;
- Tư vấn phương hướng sửa đổi lại nhãn hiệu dự định đăng ký để tăng khả năng đăng ký thành công;
- Soạn thảo hồ sơ và nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ;
- Theo dõi tiến trình đăng ký, xét nghiệm đơn tại Cục Sở hữu trí tuệ;
- Đại diện cho Qúy khách hàng trong toàn bộ quá trình xác lập quyền và phúc đáp công văn trao đổi với Cục Sở hữu trí tuệ về việc bảo hộ nhãn hiệu;
- Trao đổi, cung cấp thông tin cho Qúy khách hàng trong tiến trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.
Thời gian đăng ký nhãn hiệu:
Quy trình thẩm định đơn nhãn hiệu trải qua các giai đoạn sau:
- Thẩm định hình thức (1-2 tháng),
- Công bố Đơn trên Công báo (2 tháng);
- Thẩm định nội dung (9-12 tháng);
- Cấp và công bố Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (1-2 tháng).
Mọi thắc mắc quý khách vui lòng liên hệ Tư vấn Blue để được tư vẫn miễn phí.