Trong khi cuộc đấu tranh bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ ngày càng mạnh mẽ, ngành công nghiệp thời trang lại gặp nhiều rất nhiều khó khăn về vấn đề đạo nhái, thời trang “ăn liền”, và những hạn chế về mặt pháp lý để bảo vệ những bản thiết kế thời trang.
Nếu bạn một nhà thiết kế thời trang mới nổi, công bố một bộ sưu tập với hy vọng làm rung động khách hàng, và trở thành “ngôi sao lớn”. Và giờ hãy đổi vai, giả sử bạn là giám đốc một công ty thời trang có tiếng. Công ty bạn đầu tư khá nhiều vốn để mời gọi và nắm giữ những tài năng sáng tạo nhất, với hy vọng có thể đưa ra những thiết kế thời trang sành điệu nhất.
Mùa thời trang này, bạn tự tin rằng bạn có một bộ sưu tập sẽ lay động khách hàng và xứng đáng số tiền đầu tư không nhỏ vào việc sáng tạo ra bộ sưu tập đó. Trong cả hai trường hợp, nếu có người khác nhanh chóng sản xuất những bản nhái thiết kế của bạn, họ sẽ làm giảm cơ hội lan tỏa sản phẩm của bạn tới khách hàng – và đương nhiên, sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của bạn.
Cả 2 trường hợp giả sử trên đều có thể bị những đối tượng khác sao chép lại những thiết kế thu hút khách hàng và sản xuất quần áo với thiết kế tương tự nhanh và rẻ hơn rất nhiều, hay còn gọi là “thời trang ăn liền”.
Có cách nào để ngăn những thiết kế quần áo và phụ kiện bị đánh cắp không? Tiếc rằng hiện vẫn chưa có nhiều điều luật pháp lý bảo vệ sáng tạo dưới dạng quần áo và phụ kiện may mặc. Trong thế giới sáng tạo, các nhà văn, nghệ sĩ và các nhà làm phim,… sở hữu sản phẩm của họ qua việc trực tiếp sáng tạo sản phẩm đó. Thiết kế thời trang do không phải là một sản phẩm nên không nhận được sự bảo vệ tương ứng. Do đó, những sáng tạo trong thời trang phải ”sáng tạo” hơn trong việc tự bảo vệ thương hiệu của mình.
Tại Mỹ, quyền sở hữu trí tuệ gồm có bằng sáng chế, bản quyền sở hữu và nhãn hiệu đăng ký. Nói đơn giản thì bằng sáng chế có tác dụng bảo vệ phát minh, bản quyền sở hữu bảo vệ tác phẩm văn học hoặc nghệ thuật, và nhãn hiệu đăng ký bảo vệ một thương hiệu trên thị trường. Cả bằng sáng chế và bản quyền sở hữu đều dùng để nhằm thúc đẩy cách tân và sáng tạo, còn mục đích của việc đăng kí thương hiệu là để phân biệt dịch vụ và sản phẩm của các thương hiệu, tránh sự nhầm lẫn. Từ những mô tả trên, có vẻ thiết kế thời trang thuộc phạm vị bảo hộ của sáng chế và bản quyền sở hữu. Nhưng thực chất, chính việc đăng ký nhãn hiệu lại đưa ra những sự bảo vệ chắn chắn nhất cho ngành thời trang.
Trước đây, trước khi xuất hiện cái gọi là “thời trang ăn liền”, Văn phòng Bản quyền Mỹ đã định nghĩa quần áo là công cụ. Tức là quần áo chỉ có chức năng bảo vệ người mặc. Với quyết định này, quần áo bị xếp khác loại với tranh vẽ, tiểu thuyết và phim ảnh, và không thuộc đối tượng được bảo vệ bản quyền. Rất nhiều người trong ngành thời trang đã phản đối quyết định pháp lý này.
Nhưng bằng sáng chế có thể bảo vệ cả công cụ lẫn sáng tạo. Vậy phải chăng biện pháp cho ngành thời trang là bằng sáng chế?
Không hẳn. Để đăng ký bằng sáng chế, ý tưởng sáng chế phải thực dụng và tân tiến. Do đó, có thể bằng sáng chế là lựa chọn tốt để bảo vệ những loại vải với tính năng tiên tiến (VD đồ lặn hoặc quần áo vũ trụ) hoặc một loại khóe kéo mới. Nhưng bằng này lại không chấp nhận cho đăng ký những ý tưởng thiết kế mang tính thẩm mỹ (VD: kiểu may bèo nhún ở mép váy mới).
Một loại bằng sáng chế khác là bằng thiết kế có thể bảo vệ những thiết kế thẩm mỹ của một bộ đồ. Do đó, loại bằng này có thể có khả năng đảm nhiệm vai trò lớn trong công cuộc bảo vệ thiết kế thời trang,
Nhưng từ sau vụ kiện của Apple và Samsung, Tòa án Tối cao đã thay đổi quá trình điều tra khảo sát thiệt hại, gây ra khả năng giảm bớt thiệt hại tùy vào cấp độ của bằng thiết kế tương ứng với sản phẩm được bán ra. Giờ đây, nếu bằng thiết kế chỉ sử dụng cho một phần của một mẫu thiết kế, rất khó để có thể xác định ai sẽ nhận được khoản lợi nhuận từ chỉ riêng phần đó. Vì vậy, giá trị thực của bằng thiết kế trong việc ngăn chặn đạo nhái vẫn còn nhiều tranh cãi. Hơn nữa, có thể phải mất đến 6 tháng để nhận bằng thiết kế, nên trong thế giới thời trang không ai đợi ai này, bằng thiết kế không phải lúc nào cũng là một phương tiện bảo vệ thích hợp.
Theo lẽ đó, dù mục đích của việc đăng ký thương hiệu không phải để bảo vệ sáng tạo chất xám như bằng sáng chế và bản quyền, nhưng đăng ký thương hiệu lại đang là một trong những công cụ hữu ích nhất của những nhà thiết kế
Những logo thời trang quen thuộc
Còn một khía cạnh khác trong luật bảo vệ thương hiệu có thể áp dụng để bảo vệ thời trang: luật Trade dress, là hình ảnh thương mại tổng thể (nhìn thấy hoặc cảm thấy được) của một sản phẩm. Luật Trade dress có thể bảo vệ bao gói của sản phẩm hoặc cách bày trí của sản phẩm. Những ví dụ về bao bọc của sản phẩm có thể là hộp Happy Meal của McDonald hay những đường cong đặc trưng của chai Coca-Cola. Nếu cách bao gói của sản phẩm của một công ty đạt được một sự nhận diện nhất định trên thị trường, công ty có thể tuyên bố cách bao gói đó là một phần của thương hiệu và được áp dụng luật trade dress. Cách bày trí sản phẩm có thể hiểu là một phần của chính sản phẩm ấy – và trong giới thời trang, điều này thường được tận dụng để được áp dụng luật trade dress nhiều hơn. Ví dụ phần đế giày màu đỏ của mọi đôi giày Christian Louboutin đã trở nên quen thuộc đến nỗi nhiều người tiêu dùng mặc định rằng cứ đế giày đỏ là có liên quan tới Louboutin.
Đế giày đỏ của Louboutin và chai Coca-Cola không thể nhầm lẫn
Vì vậy, nếu một thương hiệu có thể xây dựng sự nhận diện thương hiệu của mình với khách hàng thông qua một phần, một khía cạnh của sản phẩm, họ có thể đăng ký luật trade dress để bảo vệ khía cạnh đó. Nhiều thương hiệu túi xách đã thành công trong việc đăng ký bảo vệ cách bày trí sản phẩm, ví dụ như họa tiết đan len của túi xách hiệu Bottega Veneta, hay dáng túi hiệu Hermès Birkin. Chính vì phải mất một thời gian dài để được người tiêu dùng “quen dần” và nhận diện thương hiệu, nên phương thức bảo vệ này vẫn chỉ được áp dụng bởi các thương hiệu đã có tiếng.
Đăng ký bảo vệ thương hiệu có thể đem lại một vài phương thức bảo vệ cho ngành thời trang mà luật bảo quyền hay bằng sáng chế không thể. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại những rào cản, và sẽ còn có những kẻ đạo nhái, copy lợi dụng chất xám của ngành công nghiệp thời trang. Dù có ít lựa chọn phương pháp bảo vệ hơn khi mới vào nghề, những nhà thiết kế mới ra mắt có thể thuê luật sư sở hữu trí tuệ để đưa ra những phương án ngắn hạn và dài hạn tốt nhất, tận dụng triệt để luật bản quyền, bằng sáng chế và thương hiệu để bảo vệ sản phẩm của mình.
Mọi thắc mắc quý khách vui lòng liên hệ Tư vấn Blue để được tư vẫn miễn phí.