Thời gian vừa qua liên tiếp xảy ra các vụ vi phạm bản quyền mỹ thuật, khiến các họa sĩ bức xúc. Vậy các họa sĩ cần làm gì để bảo vệ những đứa con tinh thần của mình?
Vào giữa năm 2019, nhiều họa sĩ ở Hà Nội và Huế cũng đã đồng loạt tố cáo các công ty áo dài như Công ty in vải kỹ thuật số L.A, Công ty in vải kỹ thuật số P.T, Công ty TNHH in ấn dệt may P.M, Vải may áo dài L.H… đã sử dụng trái phép các tác phẩm tranh của họ, dùng bừa bãi lên mẫu áo dài, chào bán rộng rãi trên mạng xã hội.
Trước đó không lâu, họa sĩ Hà Hùng Dũng bất ngờ phát hiện 15 bức tranh của anh đã bị sao chép để vẽ lên tường cho một CLB thuộc Khách sạn Pao’s (Sa Pa, Lào Cai).
Nhìn hàng lô những “đứa con tinh thần” dứt ruột đẻ ra bỗng nhiên “về nhà người khác”, lại được quảng bá rùm beng, rao bán một cách công khai, họa sĩ Hà Hùng Dũng vô cùng bức xúc. Vì thế, anh đã nhờ một số người quen hỗ trợ, vào tận nhà hàng Mẩy Club, thuộc khách sạn Pao (thị trấn Sa Pa, tỉnh Lào Cai) nơi đang trang trí rất nhiều các tác phẩm vi phạm bản quyền tranh nghệ thuật của anh, để chụp hình lưu lại làm bằng chứng.
Được biết, cửa hàng bán tranh là tranh tường Trần Tuân. Không muốn làm to chuyện, họa sỹ Hà Hùng Dũng đã chủ động liên hệ để 2 bên có thể tìm ra biện pháp giải quyết vấn đề không ồn ào. Tuy nhiên, thái độ của người đứng đầu tranh tường Trần Tuân (Hà Nội) khá thách thức và bao biện cho các lỗi sai phạm.
Điều này cho thấy tình trạng xâm phạm bản quyền tranh, sao chép tranh vô tội vạ đã diễn ra ở Việt Nam từ rất lâu, và đến nay vẫn không kiểm soát được.
Các họa sĩ cần làm gì?
Từ những câu chuyện kể trên, có thể thấy, hiện tượng tranh giả hay sao chép tranh ở nước ta đang diễn ra vô cùng phổ biến. Nhà nghiên cứu, phê bình Phan Cẩm Thượng thừa nhận, việc vi phạm bản quyền hay tranh giả ở Việt Nam đã trở nên hết sức phức tạp, gần như không thể kiếm soát nổi. Cách thức chép hay làm giả những bức tranh cũng vô cùng phong phú và đa dạng.
Trước tình trạng hỗn loạn của việc xâm phạm bản quyền các tác phẩm mỹ thuật Việt, một số họa sỹ đã phải tự tìm cách bảo vệ mình, một số họa sỹ đánh dấu ký hiệu riêng, có người cấp cho người mua giấy chứng nhận về tên bức tranh, kích cỡ, chất liệu… để người mua yên tâm.
Chia sẻ trên báo Văn hóa, họa sĩ Vi Kiến Thành, Cục trưởng Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm cho biết, câu chuyện bản quyền mỹ thuật nếu muốn rạch ròi thì phải có giải pháp xử lý kiên quyết hơn là xin lỗi suông.
Khi phát hiện ra tranh bị “đạo” in lên vải, vẽ lên tường thì bước đầu tiên cần làm là thu thập chứng cứ xâm phạm. Đại đa số các họa sĩ đều bỏ qua bước này và chỉ chụp lại ảnh để làm bằng chứng. Nếu khởi kiện ra tòa dân sự, những bức ảnh chụp này hầu hết không có giá trị.
Bước tiếp theo là liên hệ bên xâm phạm yêu cầu chấm dứt hành vi xâm phạm và bồi thường thiệt hại, nếu có. Tiếp đó là yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý xâm phạm (nếu bước 2 không hiệu quả). Bước thứ 3 này chính là việc khởi kiện ra tòa án dân sự hoặc nhờ tới các cơ quan chức năng như thanh tra văn hóa, quản lý thị trường vào cuộc).
Mọi thắc mắc quý khách vui lòng liên hệ Tư vấn Blue để được tư vẫn miễn phí. Nếu quý khách có nhu cầu đăng ký bản quyền tác phẩm mĩ thuật, hãy để Tư vấn Blue tư vấn cho bạn.