T2, 12 / 2019 8:22 chiều | hanhvinhlong

Kinh tế ngày càng phát triển, nhu cầu về tiêu dùng của người dân ngày càng cao, với tình hình phát triển như hiện nay thì siêu thị mini được đánh giá là mô hình kinh doanh đem lại lợi ích lớn cho nhà đầu tư. Số lượng siêu thị mini được mở ra ngày càng nhiều, trong đó câu hỏi mà các doanh nhân đặt ra khi dự định mở siêu thị là thủ tục thành lập như thế nào. Tư vấn Blue sẽ hướng dẫn quý vị trong bài viết sau.

Hình minh họa

Điêu kiện thành lập siêu thị mini

Tùy theo quy mô mà sau khi đăng ký kinh doanh, cá nhân, tổ chức phải xin giấy phép đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm tại Cục An toàn vệ sinh thực phẩm hoặc Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm; hoặc có cam kết chấp hành về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Thủ tục thành lập siêu thị mini

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ tại Sở kế hoạch và đầu tư

Hồ sơ thành lập doanh nghiệp kinh doanh dưới hình thức siêu thị mini bao gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
  • Điều lệ công ty;
  • Danh sách thành viên hoặc cổ đông công ty (nếu là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc là công ty cổ phần);
  • Bản sao các giấy tờ: bản sao thẻ căn cước công dân, giấy chứng minh nhân dân, hộ chiều hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên hoặc cổ đông sáng lập; Bản sao quyết định thành lập công ty, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức; bản sao chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực của đại diện pháp luật của tổ chức;
  • Các giấy tờ cần thiết khác (nếu có);

Sau khi nộp hố sơ tại sở kế hoạch và đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính, trong thời hạn 03 ngày làm việc, nếu hồ sơ hợp lệ và đầy đủ thì sở kế hoạch và đầu tư sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Bước 2: Công bố thông tin đăng ký kinh doanh

Doanh nghiệp sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được công khai. Nội dung công bố bao gồm: Nội dung giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Ngành nghề kinh doanh; danh sách cổ đông sáng lập.

Lưu ý: theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Nghị định 50/2016/NĐ-CP thì nếu doanh nghiệp có hành vi không công bố hoặc công bố không đúng thời hạn quy định nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

Bước 3: Khắc dấu và công bố mẫu dấu

Doanh nghiệp có quyền tự quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể ủy quyền cho công ty Luật Việt An hoặc tự mình thực hiện khắc dấu và thông báo mẫu con dấu với Sở kế hoạch và đầu tư.

Sau khi nhận thông báo về mẫu con dấu, Phòng đăng ký kinh doanh trao giấy biên nhận cho doanh nghiệp, thực hiện đăng tải thông báo của doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và cấp thông báo về việc đăng tải thông tin về mẫu con dấu của doanh nghiệp cho doanh nghiệp.

Doanh nghiệp cần lưu ý điều kiện để làm giấy phép đăng ký thành lập doanh nghiệp:

  • Phải có mặt bằng;
  • Có trang thiết bị siêu thị bán hàng;
  • Có giá kệ siêu thị;
  • Có nguồn cung cấp hàng;
  • Mặt bằng để trưng bày tốt nhất nên từ 50-60m2;
  • Kho chức hàng từ 16-20m2;
  • Kệ quầy dạng siêu thị từ 35-40tr;
  • Phải bán đủ các nhóm hàng cơ bản.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần lưu ý xin thêm một số loại giấy tờ như:

  • Xin cấp giáy phép kinh doanh bán lẻ rượu nếu có bán rượu trong siêu thị;
  • Xin cấp giấy phép kinh doanh bán lẻ thuốc lá nếu có bán thuốc lá trong siêu thị;
  • Cần có giấy chứng nhận đủ điều kiện PCCC nếu thuộc các trường hợp tại phụ lục 2, Nghị định số 35/2003/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy.

Mọi thắc mắc quý khách vui lòng liên hệ Tư vấn Blue để được tư vẫn miễn phí.

Bài viết cùng chuyên mục