T3, 12 / 2019 7:23 chiều | hanhvinhlong

Người Việt ngày càng quan tâm hơn đến sức khỏe, giúp những các phòng gym “ăn nên làm ra”. Thủ tục thành lập phòng tập gym tại Vĩnh Long là gì? Mời quý vị theo dõi bài viết sau của Tư vấn Blue

Hình minh họa

Bước 1: Thành lập doanh nghiệp thể thao

Hồ sơ thành lập doanh nghiệp bao gồm:

  • Đơn đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
  • Điều lệ doanh nghiệp;
  • Danh sách thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc danh sách cổ đông của công ty cổ phần;
  • Bản sao có công chứng chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực của thành viên/cổ đông là cá nhân; bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của thành viên/cổ đông là tổ chức; bản sao công chứng chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực của đại diện pháp luật của tổ chức đó
  • Một số giấy tờ khác (trong trường hợp cần thiết).
    Nơi nộp hồ sơ: Sở Kế hoạch và đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Thời hạn: 03 – 06 ngày làm việc.

Kết quả: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Bước 2: Công bố nội dung thông tin đăng ký doanh nghiệp

Thông tin về đăng ký doanh nghiệp phải được thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong vòng 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Nội dung công bố bao gồm các thông tin được ghi nhận trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Lưu ý: Theo khoản 1 Điều 26 Nghị định 50/2016/NĐ-CP thì đối với hành vi không công bố hoặc công bố không đúng thời hạn quy định nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

Bước 3: Khắc dấu và công bố mẫu dấu

Doanh nghiệp có thể tự quyết định hình thức, số lượng và nội dung con dấu nhưng phải thể hiện được tên và mã số doanh nghiệp.

Sau khi nhận thông báo về mẫu con dấu, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận cho doanh nghiệp, thực hiện đăng tải thông báo của doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và cấp Thông báo về việc đăng tải thông tin về mẫu con dấu của doanh nghiệp cho doanh nghiệp.

Bước 4: Xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao

Theo Luật số 03/2016/QH14 sửa đổi, bổ sung Điều 6 và Phụ lục 4 về danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật Đầu tư thì kinh doanh hoạt động thể thao của doanh nghiệp thể thao là một ngành, nghề kinh doanh có điều kiện. Điều này có nghĩa là sau khi thành lập doanh nghiệp, có tư cách hợp pháp thì doanh nghiệp thể thao phải đáp ứng các điều kiện mà luật chuyên ngành đặt ra: điều kiện về cơ sở vật chất, huấn luyện viên và điều kiện về giấy phép thì lúc này, doanh nghiệp thể thao mới có thể chính thức đi vào hoạt động.

Điều kiện về cơ sở vật chất:

  • Địa điểm tập luyện môn thể dục thể hình phải có mái che, diện tích từ 60m2 trở lên; khoảng cách giữa các thiết bị tập luyện thể dục thể hình từ 1m trở lên;
  • Mặt sàn phải bằng phẳng, không trơn trượt, không biến dạng;
  • Có hệ thống chiếu sáng độ rọi từ 150Lux trở lên;
  • Có hệ thống thông gió đảm bảo thông thoáng;
  • Có âm thanh, tiếng ồn không vượt quá 90dBA;
  • Có tủ thuốc sơ cấp cứu, khu vực thay đồ và gửi quần áo, vệ sinh, để xe;
  • Bảng nội quy quy định giờ tập luyện, các quy định bảo đảm an toàn khi tập luyện, không hút thuốc, uống rượu, bia;
  • Trang thiết bị tập luyện phải có giấy chứng nhận của cơ quan quản lý nhà nước về tiêu chuẩn đo lường chất lượng, bảo đảm đáp ứng được yêu cầu tập luyện của người tập, không gây nguy hiểm, không gây các biến đổi không tốt cho sự phát triển của cơ thể người tập.

Điều kiện về huấn luyện viên:

  • Là huấn luyện viên hoặc vận động viên phù hợp với hoạt động thể thao đăng ký kinh doanh có đẳng cấp từ cấp 2 trở lên hoặc tương đương;
  • Có bằng cấp về chuyên ngành thể dục, thể thao từ bậc trung cấp trở lên phù hợp với hoạt động thể thao đăng ký kinh doanh;
  • Được tập huấn chuyên môn thể thao theo quy định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Điều kiện về Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao:

Hồ sơ xin cấp bao gồm:

  • Đơn đề nghị xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao (Mẫu số 02 ban hành kèm Nghị định 106/2016/NĐ-CP);
  • Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao (Mẫu số 03 ban hành kèm Nghị định 106/2016/NĐ-CP);
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
  • Bản sao văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận chuyên môn của huấn luyện viên.
    Số lượng hồ sơ: 01 bộ

Nơi tiếp nhận: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Sở Văn hóa và Thể thao (nếu được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền) nơi doanh nghiệp thể thao đặt trụ sở chính.

Thời hạn: Trong vòng 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Sở Văn hóa và Thể thao (nếu được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền) sẽ tổ chức thẩm định và quyết định cấp hay không cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao.

Một số lưu ý:

Về ngành nghề đăng ký kinh doanh:

Các hoạt động trong một phòng tập thể hình được phân vào nhóm 8551 (Giáo dục thể thao và giải trí) và nhóm 9311 (Hoạt động của các cơ sở thể thao). Ngoài ra, để thuận tiện cho việc kinh doanh, Quý Khách hàng có thể đăng ký thêm nhiều ngành nghề khác như:

7320: Nghiên cứu thị trường và thăm dò dư luận;

7310: Quảng cáo;

7641: Bán buôn vải, hàng may sẵn, giày dép;

4649: Bán buôn đồ dùng khác cho gia đình (trong đó có bán buôn dụng cụ thể dục, thể thao);

4771: Bán lẻ hàng may mặc, giày dép, hàng da và giả da trong các cửa hàng chuyên doanh;

4763: Bán lẻ thiết bị, dụng cụ thể dục, thể thao trong các cửa hàng chuyên doanh.

Mọi thắc mắc quý khách vui lòng liên hệ Tư vấn Blue để được tư vẫn miễn phí.

Bài viết cùng chuyên mục