T3, 12 / 2019 10:44 chiều | hanhvinhlong

Việc chuyển đơn vị sự nghiệp công lập (ĐVSNCL) thành công ty cổ phần (CTCP) đã góp phần đẩy mạnh việc xã hội hóa các ĐVSNCL, huy động các nguồn lực xã hội, cung cấp sản phẩm dịch vụ có chất lượng đáp ứng yêu cầu xã hội. Tuy nhiên, thực tế triển khai cho thấy, các đơn vị sau chuyển đổi cũng đối mặt với không ít khó khăn, thách thức, do vậy rất cần thêm sự hỗ trợ, ưu đãi từ Chính phủ.

Hình minh họa

Ngày 22/6/2015, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 22/2015/QĐ-TTg về việc chuyển ĐVSN thành CTCP. Sau hơn 3 năm triển khai thực hiện Quyết định này, đến nay, có 338 ĐVSNCL được các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND cấp tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ đưa vào Danh mục chuyển đổi thành CTCP. Trong đó, có 213 ĐVSNCL đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đưa vào Danh mục chuyển đổi. Có 38 đơn vị đã được phê duyệt phương án chuyển đổi, trong đó có 31 ĐVSNCL đã hoàn thành chuyển đổi thành CTCP.

Tuy nhiên, so với Danh mục chuyển đổi thành CTCP giai đoạn 2017-2020, số lượng ĐVSCL đã chuyển đổi thành CTCP chỉ đạt 14,5%. Thời gian thực hiện chuyển đổi của nhiều đơn vị chậm hơn lộ trình được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Quá trình chuyển đổi ĐVSNCL thành CTCP còn nhiều lúng túng…

So với Danh mục chuyển đổi thành CTCP giai đoạn 2017-2020, số lượng ĐVSCL đã chuyển đổi thành CTCP chỉ đạt 14,5%. Th.ời gian thực hiện chuyển đổi của nhiều đơn vị chậm hơn lộ trình được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Quá trình chuyển đổi ĐVSNCL thành CTCP còn nhiều lúng túng…

Để khắc phục những vướng mắc, hạn chế nêu trên, theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính đã chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan xây dựng dự thảo Nghị định về chuyển ĐVSNCL thành CTCP thay thế Quyết định số 22/2015/QĐ-TTg.

Tại Dự thảo Nghị định này, Bộ Tài chính đã kiến nghị nhiều chính sách ưu đãi cho ĐVSNCL chuyển đổi và người lao động trong ĐVSNCL chuyển đổi. Cụ thể:

– Đối với ĐVSNCL chuyển đổi:

Các ĐVSNCL khi chuyển đổi sang CTCP về bản chất là thay đổi cơ chế tài chính và hình thành một pháp nhân mới. Do vậy, để khuyến khích các ĐNSNCL chuyển đổi và công bằng với các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sau chuyển đổi sớm ổn định hoạt động và phát triển, Điều 36 Dự thảo Nghị định có quy định các chính sách ưu đãi như sau:

+ CTCP chuyển đổi từ ĐVSNCL được hưởng các chính sách ưu đãi như doanh nghiệp thành lập mới.

+ Được hưởng các ưu đãi về lệ phí trước bạ theo quy định của Luật phí, lệ phí và các văn bản hướng dẫn.

+ Được ký lại các hợp đồng thuê đất, thuê nhà cửa, vật kiến trúc của các cơ quan nhà nước theo quy định của pháp luật về đất đai.

+ Được nhà nước tiếp tục đặt hàng cung cấp dịch vụ sự nghiệp công khi đáp ứng tiêu chí, tiêu chuẩn chất lượng theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.

+ Đối với công trình phúc lợi là nhà trẻ, nhà mẫu giáo, bệnh xá và các tài sản phúc lợi khác đầu tư bằng nguồn Quỹ phúc lợi thì chuyển giao cho tổ chức công đoàn tại CTCP quản lý, sử dụng để phục vụ tập thể người lao động trong CTCP. Trong khi đó, đối với nhà ở cán bộ, công nhân viên đầu tư bằng nguồn Quỹ phúc lợi của ĐVSNCL thì chuyển giao cho cơ quan quản lý nhà đất của địa phương để quản lý.

+ Các ĐVSNCL khi chuyển sang CTCP được áp dụng các ưu đãi về hoạt động khoa học, công nghệ, chính sách khuyến khích xã hội hóa theo quy định.

– Đối với người lao động trong ĐVSNCL chuyển đổi:

Để hỗ trợ người lao động trong ĐVSNCL chuyển đổi, khuyến khích người lao động gắn kết với ĐVSNCL sau khi chuyển đổi, Dự thảo Nghị định đã quy định các chính sách ưu đãi đối với người lao động tại Điều 37 như sau: Được mua cổ phần với giá ưu đãi; Riêng người lao động là các chuyên gia giỏi, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao được mua thêm cổ phần; Được chia số dư bằng tiền của Quỹ Khen thưởng, Quỹ Phúc lợi.

Đồng thời, người lao động cũng sẽ được hưởng chế độ hưu trí và các quyền lợi theo chế độ hiện hành nếu đã có đủ điều kiện tại thời điểm công bố giá trị ĐVSNCL; Được tiếp tục tham gia và hưởng quyền lợi về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các chế độ khác theo quy định hiện hành khi chuyển sang CTCP. Ngoài ra, người lao động cũng sẽ được hưởng các chính sách về lao động dôi dư theo quy định. Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội có trách nhiệm hướng dẫn cụ thể nội dung này…

Bên cạnh đó, để có cơ sở triển khai việc hỗ trợ cho người lao động, Nghị định đã quy định bổ sung trách nhiệm của cơ quan quản lý về việc hướng dẫn các chính sách về lao động dôi dư. Các quy định về chính sách ưu đãi đối với ĐVSNCL chuyển đổi và người lao động trong ĐVSNCL chuyển đổi là nhằm khuyến khích các ĐVSNCL chuyển thành CTCP.

Thời gian qua, quá trình chuyển ĐVSNCL thành CTCP đã giúp thu hút thêm nguồn lực xã hội cho việc cung cấp dịch vụ sự nghiệp công, giảm hỗ trợ của NSNN so với trước đây đối với các ĐVSNCL, giúp cải thiện quản trị doanh nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ sự nghiệp công đào tạo và sắp xếp lại vị trí công việc phù hợp cho người lao động. Tại một số đơn vị, việc chuyển đổi đã góp phần nâng cao thu nhập cho người lao động.

Mọi thắc mắc quý khách vui lòng liên hệ Tư vấn Blue để được tư vẫn miễn phí.

Bài viết cùng chuyên mục