Nhiều khách hàng quan tâm những công việc cần làm sau khi thay đổi giấy phép kinh doanh. Những việc đó là gì, mời quý vị theo dõi bài viết sau của Luật Blue
Sau khi thay đổi giấy phép kinh doanh hay giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của danh nghiệp sẽ thay đổi nếu việc thay đổi thuộc một trong các trường hợp sau : Thay đổi tên công ty; thay đổi địa chỉ công ty; vốn điều lệ; bổ sung ngành nghề kinh doanh; người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp….. Sau mỗi trường hợp thay đổi thì doanh nghiệp cũng sẽ phải thực hiện các thủ tục có liên quan , cụ thể như sau :
Việc cần làm sau khi thay đổi tên công ty
Sau khi thay đổi tên công ty, giấy đăng ký kinh doanh của khách hàng cũng thay đổi, cùng với đó công ty hoạt động dựa trên một cái tên khác nên ngay lập tức , doanh nghiệp phải thực hiện các công việc như :
– Thay đổi điều lệ công ty;
– Đặt con dấu pháp nhân mới, làm thủ tục thay đổi mẫu dấu công ty với cơ quan đăng ký kinh doanh
– Tiền hành thủ tục làm lại biển tên công ty
– Thay đổi thông tin chủ tài khoản của ngân hàng, cơ quan bảo hiểm…vv
– Tiến hành thủ tục thay đổi thông tin tên công ty đã được cấp cho giấy phép con, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất…vv
Việc cần làm sau khi thay đổi địa chỉ công ty
Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp là nơi doanh nghiệp nhận các thông báo của cơ quan thuế, là địa chỉ mà doanh nghiệp trực tiếp đăng ký hoạt động, vậy nên khi thay đổi địa chỉ công ty, doanh nghiệp ngoài việc phải thông báo và nhận được sự đồng ý của Cơ quan đăng ký kinh doanh và Cơ quan thuế thì doanh nghiệp cần thực hiện them các thủ tục như :
– Thay đổi địa chỉ công ty trong điều lệ công ty
– Thay đổi dấu công ty (trường hợp thay đổi địa chỉ công ty khác quận/huyện/tỉnh/thành phố
– Làm biển công ty mới có ghi nhận địa chỉ mới;
– Thay đổi thông tin địa chỉ công ty trên hóa đơn, các tài liệu đã ghi nhận địa chỉ cũ công ty…vv
Việc cần làm sau khi thay đổi ngành nghề kinh doanh
Pháp luật quy đinh Doanh nghiệp được phép kinh doanh các ngành, nghề mà pháp luật không cấm theo bảng mã ngành, nghề kinh doanh tại Việt Nam đã được quy đinh tại Quyết đinh 27/2018. Tuy nhiên với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện, khi đăng ký bổ sung ngành nghề kinh doanh, doanh nghiệp phải :
– Phải đảm bảo số lượng chứng chỉ hành nghề theo quy định pháp luật
– Các ngành nghề đăng ký kinh doanh mới có điều kiện, doanh nghiệp chỉ được hoạt động khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật
Việc cần làm sau khi thay đổi vốn điều lệ công ty ( Tăng hoặc giảm vốn)
Vốn điều lệ của công ty khi thay đổi (tiến hành thủ tục tăng vốn điều lệ công ty) khách hàng cũng phải lưu tâm bởi nó ảnh hưởng trực tiếp tới mức thuế môn bài mà doanh nghiệp phải đóng ( Vốn dưới 10 tỷ đồng- 2.000.000 VND/năm; Vốn trên 10 tỷ đồng- 3.000.000 VND/năm). Khi thực hiện thay đổi vốn điều lệ khách hàng cần lưu ý các vấn đề sau :
– Tiến hành kê khai thuế thu nhập cá nhân phát sinh theo hợp đồng chuyển nhượng, kể cả trong các trường hợp chuyển nhượng không phát sinh thu nhập chịu thuế
– Nộp tờ khai thuế môn bài và thuế môn bài bổ sung trong trường hợp có tăng mức thuế môn bài của doanh nghiệp
– Kê khai trong báo cáo tài chính của năm có sự thay đổi về mục nguồn vốn chủ sở hữu
– Sửa đổi, bổ sung và sổ cổ đông/ thành viên, điều lệ bổ sung thêm các cổ đông/ thành viên mới.
Việc cần làm sau khi thay đổi người đại diện theo pháp luật
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là người trực tiếp quản lý công ty, vậy nên khi có sự thay đổi về người này, doanh nghiệp cần cập nhật lại thông tin người đại diện theo pháp luật trong hồ sơ công ty, điều lệ công ty; thay đổi thông tin về chủ tài khoản ngân hàng; tờ khai thuế thu nhập cá nhân…..
Mọi thắc mắc quý khách vui lòng liên hệ tư vấn Blue để được tư vấn miễn phí. Tư vấn Blue với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xin giấy phép tại Vĩnh Long và với đội ngũ nhân viên, luật sư giỏi, nhiệt tình, cam kết sẽ mang đến cho quý khách hàng dịch vụ tốt nhất, trong thời gian ngắn nhất và chi phí tiết kiệm nhất cho quý khách hàng.