Sáng 11/12, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức diễn đàn với chủ đề “Phát triển bền vững vì lợi ích cộng đồng” với sự tham dự của đại diện các bộ ngành, chuyên gia kinh tế, các Hiệp hội cùng cộng đồng doanh nghiệp…Đầu tư nước ngoài đang tăng trưởng mạnh mẽ, đạt mức 36,3 tỷ USD vốn đăng ký và 19,1 tỷ USD vốn thực hiện, cao nhất trong 10 năm trở lại đây.
Mặc dù nền kinh tế của Việt Nam thời gian qua phát triển có nhiều khởi sắc về số lượng doanh nghiệp, tăng nhanh đạt mức kỷ lục trên 131.000 doanh nghiệp thành lập mới với tổng số vốn đăng ký lên tới 1,4 triệu tỷ đồng.
10 tháng năm 2019 dự án đầu tư có quy mô vốn đầu tư lớn nhất là 420 triệu USD. Trong khi đó, theo số liệu của 10 tháng năm 2018 có một số dự án lớn được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mới như dự án Thành phố thông minh tại xã Hải Bối, Đông Anh, Hà Nội – Nhật Bản đầu tư với tổng vốn đăng ký 4,14 tỷ USD; dự án nhà máy sản xuất Polypropylene và kho ngầm chứa dầu mỏ hóa lỏng – Hàn Quốc đầu tư với tổng vốn đăng ký 1,2 tỷ USD tại Bà Rịa – Vũng Tàu.
Đầu tư nước ngoài (FDI) cũng tăng trưởng mạnh mẽ, nhất là trong bối cảnh dòng vốn đầu tư toàn cầu có nhiều biến động, đạt mức 36,3 tỷ USD vốn đăng ký và 19,1 tỷ USD vốn thực hiện, cao nhất trong 10 năm trở lại đây. Song bối cảnh tình hình trong nước và quốc tế đã có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường, khó khăn, thách thức đan xen…
Tại diễn đàn, các diễn giả cũng tập trung thảo luận về việc cần thiết phải đổi mới quản trị doanh nghiệp trong phát triển bền vững, phát triển bền vững bằng chuyển đổi số.
Chính vì vậy, để nền kinh tế phát triển bền vững đòi hỏi kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa phát triển kinh tế với bảo vệ tài nguyên, gìn giữ môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu.
Ông Nguyễn Quang Vinh, Tổng Thư ký Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, trong bối cảnh hội nhập sâu rộng buộc chúng ta phải thay đổi tốt hơn cho sự phát triển bền vững theo hướng tiếp cận bao trùm ở tất cả các lĩnh vực trong đời sống trong đó, doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong tiến trình này.
Còn ông Nguyễn Anh Dương, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương CIEM) thì nhận định, hiện Chính phủ kiên định và quyết tâm cải cách, đổi mới toàn diện, thúc đẩy doanh nghiệp phát triển bền vững gắn liền với cộng đồng, thúc đẩy các doanh nghiệp thực hiện mục tiêu kiếm tìm lợi nhuận song hành với việc đảm bảo đóng góp giá trị với xã hội. Do đó, việc các doanh nghiệp nâng cao hiểu biết về phát triển bền vững là rất cần thiết vì lợi ích cho cộng đồng.
“Những điều kiện để tận dụng cơ hội kinh tế nó đi kèm không chỉ ở góc độ chi phí cạnh tranh mà còn có yêu cầu về lao động, môi trường và yếu tố phát triển bền vững khác. Vì vậy doanh nghiệp phải nhìn nhận cả đôi về cơ hội và tận dụng cơ hội. Bản thân các doanh nghiệp cần phải tôn trọng thị trường, người tiêu dùng trong nước, nếu khách hàng trong nước không đánh giá cao nỗ lực của doanh nghiệp trong phát triển bền vững thì sẽ rất khó để các doanh nghiệp khai thác ở thị trường bên ngoài một cách bền vững được” – ông Nguyễn Anh Dương cho biết.
Tại diễn đàn, các diễn giả cũng tập trung thảo luận về việc cần thiết phải đổi mới quản trị doanh nghiệp trong phát triển bền vững, phát triển bền vững bằng chuyển đổi số; Hoàn thiện chính sách thúc đẩy doanh nghiệp phát triển bền vững trong thời gian tới.
Mọi thắc mắc quý khách vui lòng liên hệ Tư vấn Blue để được tư vẫn miễn phí.