T5, 05 / 2020 7:36 chiều | hanhvinhlong

Hiện nay, trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo chí, mạng xã hội online như Facebook, Zalo…, các bản tin, vụ việc về việc xâm phạm bản quyền thường được đưa tin với chiều hướng ngày càng gia tăng. Việc vi phạm bản quyền tác phẩm, vi phạm quyền tác giả của các tác phẩm trí tuệ không chỉ xảy ra trong lĩnh vực văn học, âm nhạc mà còn xảy ra ở cả lĩnh vực truyền hình, sân khấu điện ảnh. Đối mặt với thực trạng nêu trên, nhiều tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đã tự bảo vệ mình bằng cách thông qua việc đăng ký bản quyền cho tác phẩm kịch bản truyền hình, sân khấu, tạo cơ hội để pháp luật can thiệp và bảo vệ quyền lợi cho họ khi có sự tranh chấp xảy ra. Tư vấn Blue xin được giới thiệu Thủ tục đăng ký bản quyền tác phẩm báo chí, tác phẩm điện ảnh, tác phẩm truyền hình.

Thủ tục đăng ký bản quyền tác phẩm báo chí, tác phẩm điện ảnh, tác phẩm truyền hình

Tác phẩm báo chí quy định tại điểm c khoản 1 Điều 14 của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009 bao gồm các thể loại: phóng sự, ghi nhanh, tường thuật, phỏng vấn, phản ánh, điều tra, bình luận, xã luận, chuyên luận, ký báo chí và các thể loại báo chí khác nhằm đăng, phát trên báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử hoặc các phương tiện khác.

Căn cứ theo quy định tại Điều 14 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ năm 2009, và được hướng dẫn bởi Điều 11, Điều 12 Nghị định 22/2018/NĐ-CP và nội dung khái niệm được thể hiện trên từ điển Tiếng Việt online thì tác phẩm sân khấu được hiểu là những tác phẩm thuộc các thể loại như chèo, tuồng, cải lương, kịch nói, kịch hình thể, nhạc kịch, xiếc, tạp kỹ, tấu hài, kịch dân ca, kịch câm, múa rối.., gọi chung là thuộc loại hình nghệ thuật biểu diễn. Còn kịch bản truyền hình được hiểu là những văn bản sử dụng ngôn ngữ điện ảnh, ngắn gọn, nhưng có tính chất gợi hình, gợi cảnh, tạo ra bối cảnh, câu chuyện và diễn biến tâm lý nhân vật, là cơ sở xây dựng nên một tác phẩm truyền hình. Tác phẩm truyền hình cũng giống như tác phẩm điện ảnh là sự kết hợp giữa nhiều yếu tố trên nguyên tắc của ngôn ngữ điện ảnh, thể hiện nội dung của kịch bản truyền hình. Trong tác phẩm truyền hình, hình ảnh động có thể được kết hợp hoặc không kết hợp với các yếu tố như âm thanh, câu chữ hay các phương tiện khác theo nguyên tắc nhất định.

1. Những trường hợp được bảo hộ đối với tác phẩm
Theo quy định tại Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009 thì các tác phẩm văn học, khoa học, nghệ thuật sẽ được bảo hộ quyền tác giả dưới 12 hình thức đó là:

– Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;

– Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;

– Tác phẩm báo chí;

– Tác phẩm âm nhạc;

– Tác phẩm sân khấu;

– Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh);

– Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng;

– Tác phẩm nhiếp ảnh;

– Tác phẩm kiến trúc;

– Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình khoa học;

– Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;

– Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.

2. Hồ sơ đăng ký bảo hộ bản quyền tác phẩm

Thành phần hồ sơ nộp cho Cục bản quyền tác giả đối với trường hợp này bao gồm:

– 02 Tờ khai đăng ký bảo hộ quyền tác giả;

– 02 bản sao có công chứng giấy CMND của tác giả của tác phẩm;

– 02 Quyết định giao việc nếu chủ sở hữu đối với quyền tác giả là công ty;

– 02 bản mô tả, tóm tắt chi tiết tác phẩm (Đóng quyển);

– 02 bản sao ghi thành đĩa tác phẩm (Đóng quyển);

– Các đầu hồ sơ khác sẽ theo yêu cầu của Cục bản quyền tác giả.

Hồ sơ sẽ được nộp tại Cục bản quyền Tác giả.

3. Các tài liệu quý khách hàng cần cung cấp để đăng ký bản quyền

Để thực hiện việc bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm kịch bản chương trình truyền hình nói trên. Quý khách hàng cần cung cấp cho chúng tôi những giấy tờ hợp lệ sau:

– 02 Bản sao CMND tác giả của tác phẩm nói trên;

– 02 bản mô tả chi tiết tác phẩm;

– 02 bản sao ghi đĩa của tác phẩm.

Các bản tờ khai, bản thuyết minh và các giấy tờ khác theo yêu cầu của Cục bản quyền tác giả chúng tôi sẽ thay mặt anh soạn thảo, hoàn thiện.

4. Thời hạn giải quyết và cấp văn bằng bảo hộ bản quyền tác giả
Thời hạn giải quyết xin cấp giấy chứng nhận quyền tác giả là 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ và đóng phí Nhà nước cho việc xin cấp giấy chứng nhận. Nếu tác phẩm là tác phẩm do chính tác giả sáng tạo ra, không bị trùng lặp, sao chép, không vi phạm pháp luật và các yếu tố về thuần phong mỹ tục của dân tộc chúng tôi đảm bảo về việc xin được cấp giấy chứng nhận quyền tác giả đối với tác phẩm nói trên trong thời gian là 15 ngày.

Mọi thắc mắc quý khách vui lòng liên hệ tư vấn Blue để được tư vấn miễn phí

Bài viết cùng chuyên mục