T4, 07 / 2020 10:32 chiều | hanhvinhlong

Cục bản quyền tác giả Việt Nam là một tổ chức độc lập, thực hiện một số hoạt động tự chủ có con dấu riêng và có tài khoản tại kho bạc nhà nước. Cục bản quyền tác giả Việt nam trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, có chức năng tham mưu cho Bộ các vấn đề liên quan đến quyền Sở hữu trí tuệ, quyền tác giả và các quyền khác có liên quan  theo chủ trương đường lối của Đảng, Nhà nước. Theo quyết định số 1436/QĐ-BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành ngày 06/05/2015 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Cục tác giả Việt nam, Cục bản quyền tác giả Việt nam là cơ quan chủ yếu để giải quyết vấn đề xin cấp giấy chứng nhận quyền tác giả cho các cá nhân, tổ chức và là cơ quan giải quyết và xử lý vi phạm bản quyền tác giả. Do đó cục bản quyền tác giả có hoạt động hiệu quả thì bảo hộ quyền tác giả Việt nam mới phát triển.

Vậy Cục Bản quyền tác giả ở đâu và nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị này như thế nào trong việc đăng ký bảo hộ quyền tác giả, hãy tham khảo bài viết sau của Tư vấn Blue.

Nhiệm vụ của Cục bản quyền tác giả

1. Cục Bản quyền tác giả ở đâu ?
Cục Bản quyền tác giả Việt Nam có trụ sở chính ở Hà Nội và 2 văn phòng đại diện ờ Đà Nẵng và Hồ Chí Minh, địa chỉ cụ thể như sau:

– Trụ sở chính ở Hà Nội : Số 33 Ngõ 294/2 Kim Mã, Quận Ba Đình, Hà Nội.

– Địa chỉ Cục Bản quyền tác giả tphcm : Số 170 Nguyễn Đình Chiểu, Quận 3, Tp Hồ Chí Minh.

– Địa chỉ cục bản quyền tác giả ở Đà Nẵng : Số 58 Phan Chu Trinh, Quận Hải Châu, Tp Đà Nẵng.

Trên đây là các địa chỉ của Cục Bản quyền tác giả chính thức ở Việt Nam, được phân 3 tại các thành phố lớn của 3 miền đất nước. Chính vì thế nếu nếu mọi người muốn bảo hộ quyền tác giả cho tác phẩm của mình thì có thể nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến cho Cục để xin cấp Giấy chứng nhận.

2. Nhiệm vụ và quyền hạn
Nhiệm vụ và quyền hạn của Cục Bản quyền tác giả là vô cùng quan trọng trong công tác bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan, cụ thể:

– Đảm bảo quyền tác giả đối với tác phẩm, quyền liên quan đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng

– Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà nước, tổ chức, cá nhân về quyền tác giả, quyền liên quan.

– Quản lý quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học; quyền liên quan đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng thuộc Nhà nước

– Quản lý các hoạt động của các tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan

– Quản lý hoạt động giám định quyền tác giả, quyền liên quan, hoạt động đại diện, tư vấn dịch vụ về quyền tác giả, quyền liên quan theo quy định của pháp luật.

– Cục bản quyền tác giả có quyền cấp mới, cấp lại, đổi, huỷ bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận quyền tác giả, quyền liên quan.

– Tổ chức các hoạt động thông tin, thống kê, xuất bản Niên giám đăng ký về các quyền tác giả, quyền liên quan

– Cục Bản quyền tác giả có nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo về quyền tác giả, quyền liên quan

Đăng ký quyền tác giả đối với tác phẩm phát sinh

Quyền tác giả đối với tác phẩm phát sinh tại thời điểm tác phẩm sáng tạo được thể hiện dưới hình thức vật chất nhất định, không phân biệt tác phẩm đã công bố hoặc chưa công bố, đã đăng ký bảo hộ hoặc chưa đăng ký bảo hộ.

Chủ sở hữu tác phẩm có quyền đăng ký tác phẩm thuộc sở hữu của mình tại cơ quan bản quyền tác giả của Nhà nước để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả.

Việc đăng ký bản quyền tác giả cũng không bắt buộc. Tuy nhiên, nếu tác giả sáng tạo đăng ký tác phẩm với Cục Bản quyền tác giả thì không có nghĩa vụ phải chứng minh quyền tác giả, quyền liên quan thuộc về mình khi có tranh chấp, trừ trường hợp có chứng cứ ngược lại (Điều 49 Luật SHTT).

Mọi thắc mắc quý khách vui lòng liên hệ tư vấn Blue để được tư vấn miễn phí.

Bài viết cùng chuyên mục