T5, 12 / 2019 4:39 chiều | hanhvinhlong

Sáng chế và bí mật kinh doanh là hai đối tượng tiêu biểu có quyền sở hữu công nghiệp được bảo hộ theo quy định của pháp luật. Dưới đây là những điểm giống và khác nhau giữa 2 đối tượng này mà Tư vấn Blue sẽ giới thiệu trong bài viết sau.

Hình minh họa

Sáng chế và bí mật kinh doanh giống nhau ở điểm:
Sáng chế với bí mật kinh doanh đều nằm trong hoạt động kinh doanh và là đối tượng quyền sở hữu công nghiệp theo khoản 2 Điều 3 Luật Sở hữu trí tuệ 2005. Cả 2 đều được bảo hộ theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005.
Sáng chế và bí mật kinh doanh khác nhau ở các điểm:
Bên cạnh điểm giống nhau cơ bản của hai đối tượng này, chúng có khá nhiều điểm khác nhau mà Luật sở hữu trí tuệ đã thể hiện rõ, cụ thể như sau:

Bản chất

Để so sánh sáng chế và bí mật kinh doanh thì bản chất của 2 đối tượng này cũng có sự khác nhau rõ ràng.

Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết vấn đề theo xác định bằng cách ứng dụng các quy luật tự nhiên (Khoản 12 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ)

Trong khi đó, bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh (Khoản 23 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ)

Căn cứ xác lập quyền sở hữu công nghiệp

Đây cũng là điểm khác nhau để so sánh cơ chế bảo hộ sáng chế và bí mật kinh doanh.

Quyền sở hữu công nghiệp của chủ sở hữu đối với sáng chế xác lập qua thủ tục đăng ký sáng chế tức là sau khi đăng ký thành công, chủ sở hữu mới có quyền sở hữu với sáng chế đó một cách hợp pháp.

Chủ sở hữu bí mật kinh doanh có quyền sở hữu không cần qua đăng ký.

Chính vì thế, khi xảy ra tranh chấp về quyền sở hữu sáng chế, chủ sở hữu chỉ cần có Văn bằng bảo hộ sáng chế để chứng minh quyền sở hữu hợp pháp của mình. Còn trong trường hợp tranh chấp về bí mật kinh doanh thì chủ sở hữu phải chứng minh thông tin đáp ứng điều kiện bảo hộ là bí mật kinh doanh.

Điều kiện bảo hộ:

– Sáng chế

Điều kiện để sáng chế được bảo hộ là phải có tính mới, tính sáng tạo và khả năng áp dụng công nghiệp. Để chi tiết hơn về vấn đề này bạn xem cụ thể tại bài viết này nhé: Quy định về điều kiện để được đăng ký sáng chế.

Về điều kiện bảo hộ đối với bí mật kinh doanh như sau: Không phải là hiểu biết thông thường và không dễ dàng có được; Tạo lợi thế cho người nằm giữ bí mật kinh doanh hơn so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng khi dùng trong kinh doanh; Không bị bộc lộ và không dễ dàng tiếp cận được bí mật kinh doanh đó bằng các biện pháp bảo mật cần thiết của chủ sở hữu.

Thời hạn được bảo hộ

Để so sánh sáng chế với bí mật kinh doanh thì thời hạn bảo hộ cũng là một yếu tố rất khác biệt của 2 đối tượng này. Thời hạn bảo hộ đối với bằng sáng chế có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết 20 (hai mươi) năm kể từ ngày nộp đơn (Theo khoản 2 Điều 93 Luật Sở hữu trí tuệ 2005).

Thời hạn bảo hộ đối với bí mật kinh doanh là không xác định.

Về phạm vi bảo hộ.

Đối với sáng chế chủ sở hữu có quyền ngăn cản chủ thể khác sử dụng giải pháp do họ tạo ra một cách độc lập hoặc do phân tích ngược sản phẩm ( Điều 125 Luật Sở hữu trí tuệ)

Còn đối với bí mật kinh doanh chủ sở hữu không có quyền ngăn cấm chủ thể khác sử dụng thông tin được tạo ra một cách độc lập hoặc do phân tích ngược sản phẩm ( Điểm d, đ Khoản 3 Điều 125 ).

Mọi thắc mắc quý khách vui lòng liên hệ Tư vấn Blue để được tư vẫn miễn phí.

Bài viết cùng chuyên mục