Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Trên thực tế, nhiều người gọi quyền tác giả là bản quyền. Vậy thực chất, quyền tác giả và bản quyền có thật sự là một? Các bạn hãy tham khảo bài viết sau của tư vấn Blue.
Bản quyền trong tiếng anh được gọi là copyright. Trong hệ thống pháp luật Anh – Mỹ (common law), thuật ngữ copyright dùng để chỉ quyền phi vật thể của một người nào đó đối với các tác phẩm trí tuệ được tạo ra. Theo hệ thống pháp luật Anh – Mỹ, bản quyền bảo vệ quyền lợi kinh tế của người sở hữu quyền tác giả hơn là quyền nhân thân của tác giả.
Còn quyền tác giả vốn là thuật ngữ của hệ thống pháp luật châu Âu lục địa (civil law). Quyền tác giả coi tác giả là trung tâm và bảo hộ tất cả các quyền về cả quyền nhân thân và quyền tài sản của tác giả.
Như vậy, hai thuật ngữ quyền tác giả và bản quyền có sự khác nhau cơ bản về cơ sở hình thành, gắn liền với sự khác nhau giữa hệ thống pháp luật châu Âu lục địa và hệ thông pháp luật Anh-Mỹ. Tuy nhiên do sự hội nhập của các quốc gia và các tổ chức quốc tế, pháp luật của các nước giao thoa với nhau nên những khác biệt này cũng dần được thay đổi, hoà hợp với nhau hơn.
Ở Việt nam, Chỉ có quyền tác giả là được luật định nhưng theo thực tiễn áp dụng, quyền tác giả được hiểu nôm na là bản quyền hay tác quyền – là quyền của tác giả cho tác phẩm của mình tạo ra khỏi bị vi phạm bởi người khác.
Điều 18 Luật sửa đổi bổ sung một số điều luật SHTT 2004, quyền tác giả đối bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản. Trong đó, quyền nhân thân bao gồm các quyền sau đây:
- Đặt tên cho tác phẩm;
- Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác
phẩm được công bố, sử dụng; - Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;
- Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả. (Điều 19 Luật sửa đổi bổ sung một số điều luật SHTT 2004)
Và quyền tài sản bao gồm:
- Làm tác phẩm phái sinh;
- Biểu diễn tác phẩm trước công chúng;
- Sao chép tác phẩm;
- Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;
- Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng
thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác; - Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác
Khi so sánh giữa bản quyền với quyền tác giả thì chủ thể được bảo hộ là tương đối khác nhau. Trong khi quyền tác giả coi người sáng tạo ra tác phẩm-tác giả là trung tâm và bảo hộ tất cả các quyền về cả quyền nhân thân và quyền tài sản thì Bản quyền lại chỉ bảo vệ quyền lợi kinh tế của người sở hữu quyền tác giả hơn là chính tác giả. Người sở hữu quyền tác giả được Bản quyền bảo vệ thường là những người khai thác các quyền tác giả về mặt kinh tế ví dụ như nhà xuất bản,… Trong hệ thống common law, những người này sẽ được có các quyền sử dụng và quyền định đoạt đối với tác phẩm. Còn tác giả chỉ là người giữ lại các quyền phủ quyết có giới hạn để ngăn cản việc lạm dụng của Bản quyền từ phía những người khai thác các quyền này.
Hơn nữa, luật về Quyền tác giả còn bảo vệ cả những quyền nhân thân của tác giả trong khi các nước thuộc hệ thống Anh-Mỹ khi đưa ra quy định về Bản quyền hầu như không có những quy định bảo hộ các quyền về nhân thân của tác giả cho đến thời gian gần đây mới bổ sung các quy định này.
Bên cạnh đó, giữa hai khái niệm này cũng có một số điểm khác biệt nữa, nhưng theo thời gian, do sự hội nhập của các quốc gia và các tổ chức quốc tế, pháp luật của các nước giao thoa với nhau nên những khác biệt này cũng dần được thay đổi, hoà hợp với nhau hơn.
Mọi thắc mắc quý khách vui lòng liên hệ tư vấn Blue để được tư vấn miễn phí.