T3, 12 / 2019 5:27 chiều | hanhvinhlong

Thành lập công ty dịch thuật là thủ tục đầu tiên và quan trọng mà các nhà đầu tư vào lĩnh vực này cần thực hiện để có thể tiến hành kinh doanh đạt hiệu quả cao.

Công ty dịch thuật là đơn vị cung cấp dịch vụ luận giải ngôn ngữ nhằm giúp cho khách hàng sử dụng dịch vụ thuận lợi hơn trong thực hiện các công việc liên quan đến các tài liệu là ngôn ngữ nước ngoài đặc biệt là các hợp đồng, giao dịch. Để thành lập công ty dịch thuật tại Vĩnh Long, Tư vấn Blue xin được tư vấn trong bài viết này như sau.

Hình minh họa

Căn cứ pháp lý:

– Luật doanh nghiệp 2014

-Nghị định số 23/2015/NĐ-CP : Về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch.

 

– Về thủ tục thành lập doanh nghiệp:

Những thông tin cần có
+ Tên công ty (đề nghị ghi đầy đủ, chính xác):Tên tiếng Việt, Tên tiếng Anh và Tên viết tắt.

+ Trụ sở chính của công ty. Địa chỉ, Số điện thoại, Số Fax, Email, Website

+ Chức danh người đại diện theo pháp luật. (kèm theo bản poto công chứng của CMND hoặc hộ chiếu):Giám đốc hay Chủ tịch HĐQT, chủ tịch HĐTV.

Vốn điều lệ: Bằng số:…………………………triệu đồng (Bằng chữ:…………………….)

Ngành nghề đăng kí kinh doanh:

+ Thông tin về thành viên công ty (Tất cả các thành viên foto công chứng CMND hoặc hộ chiếu) như: Họ tên, Ngày sinh, Giới tính, Dân tộc, Số CMND, Ngày cấp, Nơi cấp, Hộ khẩu thường trú: (Ghi rõ số nhà, phố, phường, quận, TP hoặc thôn, đội, xã, huyện, tỉnh); Chỗ ở hiện tại: (Ghi rõ số nhà, phố, phường, quận, TP hoặc thôn, đội, xã, huyện, tỉnh); Số vốn góp; chiếm tỷ lệ; tổng số vốn điều lệ.

– Hồ sơ thành lập doanh nghiệp bao gồm:

+Biên bản thỏa thuận trước khi thành lập doanh nghiệp giữa thành viên/cổ đông sáng lập;

+Giấy đề nghị thành lập doanh nghiệp;

+Danh sách thành viên/Cổ đông sáng lập của doanh nghiệp;

+Điều lệ hoạt động của doanh nghiệp;

+Giấy ủy quyền của doanh nghiệp và các giấy tờ khác liên quan.

– Về vấn đề vốn điều lệ:

Tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp và khả năng vốn góp của doanh nghiệp bạn vốn điều lệ không bị hạn chế.

– Về chứng chỉ hành nghề

Hiện thủ tục cấp phép cho một doanh nghiệp với ngành nghề kinh doanh là dịch thuật khá dễ dàng do dịch thuật không phải là ngành nghề kinh doanh có điều kiện nên chủ doanh nghiệp không cần có chứng chỉ hành nghề.

Tuy nhiên bạn đăng ký ngành nghề dịch thuật công chứng, những văn bản nước ngoài thì có quy định như sau:

Nghị định số 23/2015/NĐ-CP quy định về tiêu chuẩn, điều kiện của người dịch là người thông thạo tiếng nước ngoài cần dịch và có bằng cử nhân ngoại ngữ.

“Điều 27. Tiêu chuẩn điều kiện của người dịch/

1. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật.

2. Có bằng cử nhân ngoại ngữ trở lên về thứ tiếng nước ngoài cần dịch hoặc có bằng tốt nghiệp đại học trở lên đối với thứ tiếng nước ngoài cần dịch.

Đối với ngôn ngữ không phổ biến mà người dịch không có bằng cử nhân ngoại ngữ, bằng tốt nghiệp đại học theo quy định tại Khoản này thì phải thông thạo ngôn ngữ cần dịch.”

– Đối với cộng tác viên có quy định sau:

“Điều 28. Cộng tác viên dịch thuật.

1. Người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định tại Điều 27 của Nghị định này được làm cộng tác viên dịch thuật của Phòng Tư pháp trong phạm vi cả nước. Phòng Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra tiêu chuẩn, điều kiện của cộng tác viên dịch thuật và lập danh sách cộng tác viên dịch thuật của phòng, báo cáo Sở Tư pháp phê duyệt.

2. Trên cơ sở danh sách cộng tác viên dịch thuật đã được Sở Tư pháp phê duyệt, Phòng Tư pháp niêm yết công khai tại trụ sở của Phòng Tư pháp để tạo điều kiện thuận lợi cho người yêu cầu chứng thực trong việc liên hệ với người dịch.

3. Người dịch là cộng tác viên của Phòng Tư pháp phải ký hợp đồng cộng tác viên dịch thuật với Phòng Tư pháp, trong đó xác định rõ trách nhiệm của người dịch đối với nội dung, chất lượng của bản dịch.”

 

Mọi thắc mắc quý khách vui lòng liên hệ Tư vấn Blue để được tư vẫn miễn phí.

Bài viết cùng chuyên mục