T7, 12 / 2019 2:15 sáng | hanhvinhlong

Có nhiều hình thức công ty để quý vị lựa chọn khi tiến hành mở và kinh doanh. Mỗi loại hình công ty đều có ưu nhược điểm riêng của nó. Hôm nay Tư vấn Blue xin được chia sẻ với quý vị các thông tin về loại hình công ty hợp danh. Nội dung chia sẻ hôm nay là khái niệm về công ty hợp danh, cơ cấu tổ chức của công ty hợp danh được chi tiết cụ thể sau.

Hình minh họa

Khái niệm về công ty hợp danh.

Công ty hợp danh là một loại hình doanh nghiệp được các nhà đầu tư lựa chọn và loại hình doanh nghiệp này cũng chưa được phổ biến tại Việt Nam ngày nay. Theo luật doanh nghiệp của năm 2014 tại điều 172 có đưa ra khái niệm công ty hợp danh như sau: Công ty hợp danh là một doanh nghiệp mà trong bộ phận nhân sự phải có ít nhất hai thành viên chủ sở hữu chung của công ty, hai thành viên đó cùng nhau hợp tác kinh doanh dưới một hình thức được gọi chung là thành viên hợp danh. Bên cạnh đó, các thành viên hợp danh có thể bao gồm thành viên góp vốn nhưng không cần sự tham gia và quản lý của công ty, cũng không cần quản lý các hoạt động kinh doanh nhân danh của công ty đó.

Cơ cấu tổ chức công ty hợp danh

1 Thành viên hợp danh

Những thành viên hợp danh của công ty đều có yêu cầu phải đạt từ hai cá nhân trở lên mới được chấp nhận. Theo pháp luật yêu cầu, thành viên của công ty hợp danh phải là cá nhân chứ không được là tổ chức, do các chế độ về lĩnh vực chịu trách nhiệm về quyền tài sản và nghĩa vụ của công ty hợp danh là do người quản lý đứng đầu chịu trách nhiệm khi có bất cứ phát sinh gì xảy ra. Đối với thành viên góp vốn có chế độ không yêu cầu phải là một cá nhân như ở thành viên hợp danh.

2 Thành viên góp vốn

Trong công ty hợp danh ở Việt Nam, tất cả các thành viên góp vốn đều có thể có hoặc không thể có các thành viên góp vốn, các thành viên góp vốn ở đây đều phải chịu trách nhiệm của mình đối với các khoản nợ của công ty trong phần phạm vi số vốn đã góp vào công ty. Các thành viên đã góp vốn sẽ không được quyền tham gia vào việc quản lý hoặc các hoạt động kinh doanh nhân danh của công ty hợp danh. Những thành viên hợp danh của công ty đều được trực tiếp tham gia vào việc quản lý công ty, có quyền đại diện cho công ty hợp danh thực hiện các hoạt động kinh doanh và các điều đó sẽ tạo được điều kiện có được sự chủ động trong hợp tác của công ty hợp danh.

3. Những trường hợp không được làm thành viên của công ty hợp danh 

– Các bộ phận cơ quan nhà nước và các đơn vị của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam đều sử dụng các tài sản được nhà nước cấp để thành lập lên các doanh nghiệp lớn bé, để thu lợi nhuận riêng cho cơ quan và đơn vị của mình

– Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ và công chức.

– Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam

– Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp 100% vốn sở hữu nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo uỷ quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác.

– Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự.

– Người đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị Toà án cấm hành nghề kinh doanh.

Cách thức huy động vốn

Theo khoản 3 điều 172 luật doanh nghiệp năm 2014 quy định cho công ty hợp danh là: Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ một loại chứng khoán nào cả.

Ưu và nhược điểm của công ty hợp danh

Ưu điểm

– Hệ điều hành và bộ phận quản lý của các công ty hợp danh ở Việt Nam không quá phức tạp.

– Các thành viên góp vốn của công ty sẽ chỉ chịu trách nhiệm về phần vốn đã góp.

– Có uy tín cao về chế độ chịu trách nhiệm vô hạn của thành viên hợp danh đối với công ty.

 Nhược điểm

Vì được hưởng chế độ chịu trách nhiệm vô hạn của các thành viên hợp danh nên mức độ gặp rủi ro rất cao.

Người đại diện theo pháp luật của công ty hợp danh

Người đại diện được trình bày với khái niệm luật pháp là người mà công ty đăng ký lựa chọn là người đại diện theo pháp luật, được thể hiện rõ ràng trong giấy đăng ký doanh nghiệp do cơ quan nhà nước hoặc pháp luật có thẩm quyền cấp giấy phép để người đó đại diện cho một cá nhân hay tổ chức nào đó. nhằm thực hiện các cách bàn giao dịch và các hành vi dân sự hay hành chính vì các lợi ích riêng của doanh nghiệp. Theo khoản 1 điều 13 luật doanh nghiệp 2014 có quy định như sau: “Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.” Vì vậy, người đại diện theo pháp luật của công ty hợp danh gồm tất cả các thành viên hợp danh của công ty. Tất cả những thành viên đó đều được pháp luật quy định quyền đối nhân trong công ty.

Công ty Tư vấn Blue xin đươc cung cấp các thông tin cũng như tư vấn cho quý vị các thông tin liên quan đến pháp luật. Hãy liên hệ ngay với Tư vấn Blue chúng tôi.

Bài viết cùng chuyên mục