Làm sao mới thành lập doanh nghiệp thành công? Là băn khoăn của nhiều doanh nghiệp khi muốn kinh doanh lĩnh vực phần mềm. Để hiểu hơn về những vấn đề này, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của tư vấn Blue.
Theo khoản 12 Điều 4 Luật Công nghệ thông tin thì phần mềm được định nghĩa là “chương trình máy tính được mô tả bằng hệ thống ký hiệu, mã hoặc ngôn ngữ để điều khiển thiết bị số thực hiện chức năng nhất định”. Theo Điều 9 Nghị định số 71/2007/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số điều của luật công nghệ thông tin về công nghiệp công nghệ thông tin, hoạt động công nghiệp phần mềm là hoạt động thiết kế, sản xuất, cung cấp sản phẩm, dịch vụ phần mềm.
Nói tóm lại, một công ty hoạt động trong lĩnh vực phần mềm có thể thực hiện hoạt động sản xuất phần mềm và cung cấp các dịch vụ đi kèm (bảo hành, bảo trì, tư vấn, đánh giá, thẩm định chất lượng, tư vấn định giá, chuyển giao công nghệ, đảm bảo an toàn, an ninh, phân phối, cung ứng…). Hiện nay, nhu cầu phần mềm là rất lớn. Ví dụ như công tác kế toán hay quản trị nhân sự, hệ thống lưu trữ tài liệu của một công ty đều cần phải được quản lý bằng các phần mềm chuyên biệt. Một công ty có nhu cầu mua một phần mềm quản trị nhân sự thì công ty kinh doanh phần mềm có thể cung cấp dịch vụ tư vấn, từ kết quả tư vấn đó, công ty này có thể thiết kế phần mềm theo nhu cầu của khách hàng và cung cấp các dịch vụ bảo trì, bảo hành sau đó.
Đối với nhà đầu tư nước ngoài muốn thành lập công ty kinh doanh phần mềm thì trước tiên phải thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Trình tự, thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:
- Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bao gồm:
- Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;
- Với nhà đầu tư là cá nhân: Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu;
- Với nhà đầu tư là tổ chức: Bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý;
- Đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội dung: nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án;
- Bản sao một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;
- Đề xuất nhu cầu sử dụng đất; trường hợp dự án không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;
- Giải trình về sử dụng công nghệ đối với dự án có sử dụng công nghệ thuộc danh mục hạn chế chuyển giao.
Nơi nộp hồ sơ: Sở Kế hoạch và đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Thời hạn:
Đối với dự án cần quyết định chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: 30 – 45 ngày làm việc;
Đối với dự án không cần quyết định chủ trương đầu tư: 15 – 20 ngày làm việc.
Kết quả: Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Để kinh doanh phần mềm, các nhà đầu tư phải thành lập công ty theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
Trình tự, thủ tục thành lập công ty:
Bước 1: Nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp
Hồ sơ thành lập doanh nghiệp bao gồm:
- Đơn đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
- Điều lệ doanh nghiệp;
- Danh sách thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc danh sách cổ đông của công ty cổ phần;
- Bản sao có công chứng chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực của thành viên/cổ đông là cá nhân; bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của thành viên/cổ đông là tổ chức; bản sao công chứng chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực của đại diện pháp luật của tổ chức đó;
- Giấy ủy quyền cho Công ty tư vấn Blue;
- Một số giấy tờ khác (trong trường hợp cần thiết).
Nơi nộp hồ sơ: Sở Kế hoạch và đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Thời hạn: 03 – 06 ngày làm việc.
Kết quả: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Bước 2: Công bố nội dung thông tin đăng ký doanh nghiệp
Thông tin về đăng ký doanh nghiệp phải được thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong vòng 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Nội dung công bố bao gồm các thông tin được ghi nhận trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Lưu ý: Theo khoản 1 Điều 26 Nghị định 50/2016/NĐ-CP thì đối với hành vi không công bố hoặc công bố không đúng thời hạn quy định nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
Bước 3: Khắc dấu và công bố mẫu dấu
Doanh nghiệp có thể ủy quyền cho tư vấn Blue hoặc tự mình khắc dấu và thông báo về việc sử dụng mẫu dấu cho Sở Kế hoạch và đầu tư. Doanh nghiệp có thể tự quyết định hình thức, số lượng và nội dung con dấu nhưng phải thể hiện được tên và mã số doanh nghiệp.
Sau khi nhận thông báo về mẫu con dấu, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận cho doanh nghiệp, thực hiện đăng tải thông báo của doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và cấp Thông báo về việc đăng tải thông tin về mẫu con dấu của doanh nghiệp cho doanh nghiệp.
Một số thủ tục sau thành lập:
- Kê khai thuế ban đầu, nộp thuế môn bài;
- Đặt in hóa đơn và phát hành hóa đơn;
- Xây dựng kế hoạch sử dụng lao động;
- Xin cấp giấy phép lao động đối với lao động nước ngoài;
- Ký kết hợp đồng lao động.
Mọi thắc mắc quý khách vui lòng liên hệ tư vấn Blue để được tư vấn miễn phí.