T3, 07 / 2019 5:47 chiều | dungvinhlong

Thủ tục sau thành lập công ty tại Vĩnh Long là vấn đề mà rất nhiều bạn đọc của http://thanhlapcongtyvinhlong.com quan tâm. Sau đây, Tư vấn Blue sẽ tư vấn cho bạn đọc các thủ tục sau thành lập công ty tại Vĩnh Long

Thủ tục sau thành lập công ty tại Vĩnh Long

Mở tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp, thông báo tài khoản ngân hàng với Sở kế hoạch và đầu tư

Thủ tục sau thành lập công ty tại Vĩnh Long chính là mở tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp: do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tiến hành. Hồ sơ chuẩn bị đăng ký mở tài khoản ngân hàng bao gồm:

  • 01 bản công chứng “Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp”;
  • 01 bản công chứng “Chứng minh nhân dân” của người đại diện pháp luật ghi trên giấy phép;
  • 01 bản sao điều lệ công ty;
  • 01 bản công chứng “Thông báo về việc đăng tải thông tin con dấu doanh nghiệp”;

Mang theo con dấu doanh nghiệp khi đến làm thủ tục hoặc ủy quyền cho Tư vấn Blue hỗ trợ thực hiện;

Đăng ký chữ ký số để nộp thuế điện tử và báo cáo thuế qua mạng Internet

Bước tiếp theo sau thủ tục sau thành lập công ty tại Vĩnh Long là đăng ký nộp thuế điện tử từ một ngân hàng mà doanh nghiệp đã đăng ký mở tài khoản.

Thông báo tài khoản ngân hàng với Sở kế hoạch và Đầu tư

Hiện nay cơ quan thuế đã ngừng tiếp nhận mẫu 08 về thông báo tài khoản ngân hàng theo Thông tư 173/2016/TT-BTC ngày 28/10/2016. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần thông báo tài khoản ngân hàng với Sở Kế hoạch và Đầu tư để cập nhật lên hệ thống thông tin quốc gia về doanh nghiệp và hệ thống thuế.

Hồ sơ thông báo tài khoản ngân hàng gồm:

  • Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp (thay đổi thông tin đăng ký thuế);
  • Văn bản ủy quyền;
  • Thời gian thực hiện: 03-05 ngày làm việc.

Nộp tờ khai thuế môn bài và nộp thuế môn bài

Theo quy định tại Nghị định 139/2016/NĐ-CP ngày 4/10/2016 và Thông tư 302/2016/TT-BTC ngày 15/11/2016 thì mức thu lệ phí môn bài và thời hạn nộp tờ khai, lệ phí môn bài được quy định như sau:

Mức thu lệ phí môn bài:

  • Doanh nghiệp có vốn điều trên 10 tỷ đồng: 3.000.000 đồng/năm;
  • Doanh nghiệp có vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở xuống: 2.000.000 đồng/năm;
  • Đơn vị phụ thuộc doanh nghiệp: chi nhánh, địa điểm kinh doanh nộp thuế môn bài là 1.000.000 đồng/năm.

Thời hạn nộp tờ khai, nộp thuế môn bài:

Theo quy định của Nghị định 139/2016/NĐ-CP thì thời hạn nộp tờ khai và thuế môn bài ấn định 02 trường hợp:

  •  Trường hợp thứ nhất, nếu doanh nghiệp đã phát sinh hoạt động kinh doanh thì phải nộp và kê khai thuế môn bài chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh.
  • Trường hợp thứ hai, người nộp lệ phí mới thành lập cơ sở kinh doanh nhưng chưa hoạt động sản xuất kinh doanh thì phải khai lệ phí môn bài trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và đăng ký thuế. Nếu công ty thành lập, được cấp đăng ký thuế và mã số thuế, mã số doanh nghiệp trong thời gian 06 tháng cuối năm thì nộp 50% mức lệ phí môn bài cả năm. Tuy nhiên, việc xác định thời hạn bắt đầu kinh doanh không rõ ràng nên cách áp dụng thời hạn kê khai và nộp thuế môn bài của cơ quan quản lý thuế chưa thống nhất nên tốt nhất doanh nghiệp cần nộp và kê khai thuế môn bài sớm nhất có thể (trước ngày cuối cùng của tháng được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp).

Các mốc thời gian nộp tờ khai thuế và nộp thuế

Thời hạn nộp tờ khai và nộp thuế giá trị gia tăng (nếu có), báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn):

Doanh nghiệp lưu ý dù công ty không phát sinh hóa đơn đầu vào và đầu ra thì đến thời hạn như sau công ty vẫn phải nộp tờ khai thuế giá trị gia tăng (VAT), báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn:

  •  Tờ khai quý 1: Hạn chậm nhất là ngày 30/04;
  •  Tờ khai quý 2: Hạn chậm nhất là ngày 30/07;
  •  Tờ khai quý 3: Hạn chậm nhất là ngày 30/10;
  • Tờ khai quý 4: Hạn chậm nhất là ngày 30/01 năm sau;

Thời hạn nộp tiền thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính (nếu có) không phải nộp tờ khai:

  • Quý 1: Hạn chậm nhất là ngày 30/04;
  • Quý 2: Hạn chậm nhất là ngày 30/07;
  • Quý 3: Hạn chậm nhất là ngày 30/10;
  • Quý 4: Hạn chậm nhất là ngày 30/01 năm sau;

Doanh nghiệp tự cân đối mức thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính và sau đó cuối năm tổng hợp doanh thu, chi phí để quyết toán tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong năm (nếu có)

Thời hạn Nộp báo cáo tài chính năm

Doanh nghiệp lưu ý dù công ty không phát sinh hoạt động kinh doanh vẫn phải lập và nộp báo cáo tài chính cho năm hoạt động. Hạn nộp chậm nhất báo cáo tài chính năm trước là ngày 30/03 năm sau.

Làm biển Công ty: Doanh nghiệp bắt buộc phải treo biển công ty tại trụ sở với các nội dung như sau: Tên cơ quan chủ quản (cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tức Sở Kế hoạch và Đầu tư), Tên công ty, địa chỉ trụ sở. Số điện thoại hoặc email (nếu có).

Mua chữ ký số điện tử để thực hiện nộp thuế điện tử: (Doanh nghiệp có thể thông qua Tư vấn Blue để có mức phí sử dụng chữ ký số giá ưu đãi và dịch vụ hỗ trợ tốt nhất);

Đề nghị phát hành hóa đơn điện tử

Hồ sơ đề nghị phát hành hóa đơn điện tử nộp qua mạng gồm:

– Quyết định phát hành hóa đơn;

– Mẫu hóa đơn;

Sau khi nộp hồ sơ đề nghị đặt in hóa đơn trong vòng 2-3 ngày, cơ quan thuế sẽ tiến hành đánh giá hồ sơ để xem xét chấp thuận hay không? (Ngoài ra, có một số Chi cục thuế yêu cầu nộp bản gốc hồ sơ nộp qua mạng. Cơ quan thuế có thể đi kiểm tra địa chỉ trụ sở trước hoặc sau khi ra quyết định chấp thuận cho phép phát hành hóa đơn, việc đi kiêm tra có thể có hẹn trước hoặc đột xuất, do đó doanh nghiệp cần thu xếp có nhân sự túc trực tại Văn phòng trong thời gian nộp hồ sơ phát hành hóa đơn).

Theo nghị định 119/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/11/2018 thì cơ sở kinh doanh mới thành lập chưa đáp ứng điều kiện về công nghệ thông tin để áp dụng hóa đơn điện tử thì tiếp tục sử dụng hóa đơn đặt in, tự in hoặc mua của cơ quan thuế (hóa đơn giấy) theo quy định, tuy nhiên chỉ được sử dụng đến hết 31/10/2020, thủ tục đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử có mã hoặc không có mã như sau:

Tờ khai Đăng ký/thay đổi thông tin sử dụng hóa đơn điện tử theo mẫu 01;

Các cá nhân/tổ chức truy cập vào Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế để đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế.

Hướng dẫn thủ tục sau thành lập công ty tại Vĩnh Long

Các nội dung cần chuẩn bị khi cơ quan thuế xuống kiểm tra:

  • Treo biển tại trụ sở chính;
  • Hợp đồng thuê nhà; Chứng minh thư nhân dân+ hộ khẩu của chủ nhà;
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bản công chứng);
  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
  • Con dấu của doanh nghiệp;
  • Bố trí văn phòng làm việc để thể hiện doanh nghiệp có hoạt động;
  • Nhân viên/ Người đại diện theo pháp luật để tiếp cán bộ đại diện cơ quan thuế.

 

Trên đây là các thủ tục sau thành lập công ty tại Vĩnh Long mà các tư vấn viên của Tư vấn Blue muốn nhắn tới bạn đọc. Hy vọng qua bài viết này, các công ty mới thành lập sẽ bước đầu kinh doanh được thuận lợi và hoạt động đúng luật.

 

Bài viết cùng chuyên mục