Đăng ký mã số mã vạch cho sản phẩm là thủ tục cần thiết để các doanh nghiệp có đủ điều kiện phân phối hàng hóa vào các hệ thống siêu thị hay xuất khẩu. Chúng là công cụ hàng đầu trong việc thu nhận dữ liệu, nhận biết các sản phẩm, hàng hóa…
Vậy để được cấp mã vạch cho sản phẩm doanh nghiệp cần tiến hành thủ tục đăng ký mã số mã vạch hàng hóa như thế nào? Hồ sơ đăng ký nộp ở đâu? Cần sử dụng mã vạch như thế nào cho đúng cách?… Tư vấn Blue sẽ giải đáp cho Quý khách hàng những thắc mắc trên qua bài viết sau.
Mã số mã vạch hàng hóa là gì?
Mã số mã vạch (MSMV) là một trong các công nghệ nhận dạng và thu thập dữ liệu tự động các đối tượng là sản phẩm, hàng hóa, tổ chức hoặc địa điểm… dựa trên việc ấn định một mã số (hoặc chữ số) cho đối tượng cần phân định và thể hiện mã đó dưới dạng vạch để thiết bị (máy quét) có thể đọc được.
Mã số: là một dãy các chữ số dùng để phân định vật phẩm, địa điểm, tổ chức trong tất cả các khâu của chuỗi cung ứng gồm: sản xuất, phân phối, vận chuyển, bán buôn, bán lẻ đến tay người tiêu dùng.
Mã vạch: là một dãy các vạch thẫm song song và các khoảng trống xen kẽ để thể hiện mã số sao cho máy quét có thể đọc được.
Các loại MSMV do tổ chức/doanh nghiệp tự lập để sử dụng, sau khi được cấp mã số doanh nghiệp, gồm:
- Mã số thương phẩm toàn cầu (GTIN);
- Mã số địa điểm toàn cầu (GLN);
Các loại mã số cho đơn vị hậu cần, tài sản hoặc đối tượng khác khi có nhu cầu sử dụng
Trong đó:
- Mã doanh nghiệp là dãy số gồm mã quốc gia và số phân định tổ chức/doanh nghiệp, gồm từ bốn đến bảy số tiếp theo.
- Mã số rút gọn (viết tắt là EAN 8) là dãy số có tám chữ số quy định cho vật phẩm (sản phẩm) có kích thước nhỏ, gồm mã quốc gia, số phân định vật phẩm và một số kiểm tra.
- Mã số địa điểm toàn cầu (viết tắt là GLN), là dãy số có mười ba chữ số quy định cho tổ chức/doanh nghiệp và địa điểm, gồm mã quốc gia, số phân định tổ chức/doanh nghiệp hoặc địa điểm và một số kiểm tra.
- Mã số thương phẩm toàn cầu (viết tắt là GTIN), là mã số vật phẩm (sản phẩm, hàng hóa), được cấu tạo từ mã doanh nghiệp, bao gồm các loại mã số mười ba chữ số – viết tắt là EAN 13; mã số mười bốn chữ số – EAN 14; mã số rút gọn tám chữ số – EAN 8 và mã số UCC (Uniform Code Council, viết tắt là UCC) của Hội đồng mã thống nhất của Mỹ và Canada.
- Đối với các sản phẩm dùng trong hoạt động bán lẻ, có 2 loại mã số được cấp: loại 13 con số (EAN-13) và loại 8 con số (EAN-8). Mã số EAN-13 gồm 13 con số nguyên (từ số 0 đến số 9) được sử dụng thông dụng với cấu tạo từ trái qua phải như sau:
– Mã quốc gia: hai hoặc ba con số đầu. Mã số của Việt Nam là 893;
– Mã doanh nghiệp: có thể gồm từ bốn, năm hoặc sáu con số: do EAN-VN cấp cho các DN;
– Mã mặt hàng: có thể là năm, bốn, hoặc ba con số tùy thuộc vào mã doanh nghiệp: do DN quy định cho hàng hóa của mình;
– Số cuối cùng: số kiểm tra sản phẩm: là một con số được tính dựa vào 12 con số trước đó;
Chuẩn bị hồ sơ đăng ký mã vạch sản phẩm
Mọi cá nhân, tổ chức muốn được sử dụng mã số mã vạch sẽ phải chuẩn bị hồ sơ đăng ký theo quy định. Đây là cơ sở để cơ quan có thẩm quyền (Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng) xem xét, đánh giá và đưa ra quyết định chấp thuận hay không. Vì thế, khâu chuẩn bị hồ sơ đăng ký mã vạch đòi hỏi độ chính xác cao. Các hồ sơ cần chuẩn bị bao gồm:
- 01 Bản đăng ký theo mẫu Bộ Khoa học và Công nghệ
- 01 Bản đăng ký theo mẫu danh mục sản phẩm sử dụng mã số vật phẩm
- 01 Phiếu đăng ký thông tin theo mẫu quy định cho cơ sở dữ liệu GS1
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (bản sao) hoặc quyết định thành lập (bản sao) tùy thuộc vào đối tượng đăng ký là doanh nghiệp sản xuất hay tổ chức khác.
Quá trình chuẩn bị hồ sơ, kê khai thông tin không quá khó nhưng khá phức tạp. Nếu trong quá trình thực hiện cần hỗ trợ, tư vấn thêm quý khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi để được trợ giúp.
Đăng ký mã vạch sản phẩm ở đâu?
Bộ khoa học và công nghệ.
Tuy nhiên nếu quý doanh nghiệp bận rộn, hoặc chưa rõ vấn đề pháp lý, thủ tục có thể liên hệ với số điện thoại 0911.999.029 – 0989.347.858 để được tư vấn Blue hỗ trợ thực hiện Thủ tục đăng ký mã số mã vạch hàng hóa.